Bé 23-26 tháng nặng 10kg, có phải suy dinh dưỡng?

Bé 23-26 tháng nặng 10kg, có phải suy dinh dưỡng?

Cân nặng được xem là một trong những yếu tố đánh giá quá trình phát triển của trẻ. Trong mỗi giai đoạn, cân nặng của trẻ sẽ có sự thay đổi nhất định. Nếu cân nặng quá thấp so với độ tuổi trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và ngược lại. Vậy đối với bé 23-26 tháng tuổi nặng 10kg có phải suy dinh dưỡng không?

1. Bé 23-26 tháng tuổi nặng 10kg có phải suy dinh dưỡng không?

Các bậc cha mẹ có con nhỏ trong giai đoạn hơn 2 tuổi thường thắc mắc rằng bé 23 tháng nặng 10kg thì có đủ cân nặng tiêu chuẩn không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau và cân nặng của trẻ sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, dinh dưỡng,… Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mức cân nặng tiêu chuẩn là khác nhau và tùy thuộc vào độ tuổi của bé, chúng được thể hiện thông qua bảng cân nặng tiêu chuẩn.

Trong giai đoạn năm đầu đời, tốc độ tăng trưởng của bé tăng rất nhanh và trong năm thứ 2 sẽ có xu hướng chậm lại. Trẻ 23 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Theo đó, cân nặng trung bình của bé trai 23 tháng tuổi là 12kg (cân nặng chuẩn trong khoảng 9,5 kg – 15 kg) và đối với bé gái là 11,3 kg (cân nặng chuẩn trong khoảng 8,9 kg – 14,6 kg). Bé gái 26 tháng tuổi có cân nặng trong khoảng từ 11,9 kg đến 15,3 kg là bình thường. Đối với bé trai 26 tháng tuổi, thông số này cũng có sự thay đổi, cân nặng bình thường trong khoảng 12,5 kg đến 15,7 kg. Nếu cân nặng của trẻ thấp hơn mức bình thường là suy dinh dưỡng và ngược lại cao hơn là thừa cân.

Như vậy, bé 23 tháng tuổi nặng 10 kg trong mức cân nặng bình thường và trẻ không bị suy dinh dưỡng. Với trường hợp bé 26 tháng nặng 10 kg nặng dưới mức cân nặng trung bình thì có thể được coi là bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, mức cân nặng của trẻ có thể thay đổi bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào cân nặng của trẻ ở một thời điểm duy nhất sẽ rất khó để nhận định rằng liệu trẻ có đang phát triển theo tiêu chuẩn bình thường hay không. Thay vào đó, cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ định kỳ, ví dụ như đo cân nặng cho trẻ mỗi tháng một lần… Trong trường hợp cân nặng của bé có sự bất thường, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có những lời khuyên hợp lý giúp trẻ phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, nên xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.

Xem ngay: Trẻ 23 tháng tuổi cao 77cm, 5 tháng không tăng chiều cao có sao không?


Bé 23 tháng tuổi nặng 10 kg trong mức cân nặng bình thường
Bé 23 tháng tuổi nặng 10 kg là ở mức cân nặng bình thường

2. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ 23 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ về cân nặng, chiều cao và trí tuệ. Việc hiểu rõ được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp cha mẹ có chế độ chăm sóc trẻ tốt hơn. Bé 23 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Để cân nặng bé 23 tháng tuổi nằm trong mức tiêu chuẩn theo khuyến cáo, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc trẻ như sau:

  • Nên cho trẻ uống 450 – 500 ml sữa mỗi ngày, chia làm ba lần vào giữa buổi sáng, buổi chiều và tối, mỗi lần khoảng 150 – 180 ml.
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Theo đó, khẩu phần ăn của trẻ nên gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ vào giữa buổi sáng và lúc xế chiều.
  • Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, không nên để trẻ ngủ quá muộn vào buổi tối và dậy quá muộn vào buổi sáng (giấc ngủ tiêu chuẩn của trẻ nên từ 21 giờ đến 6 giờ 30). Thời gian ngủ quá muộn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là chiều cao vì hormone tăng trưởng chỉ tiết nhiều vào ban đêm (khoảng 11- 12 giờ đêm) lúc trẻ đang ngủ say. Cùng với đó, ngủ quá muộn sẽ làm trẻ dậy muộn hơn ảnh hưởng đến bữa ăn và chế độ ăn uống.

Khi cha mẹ đã nắm được mức cân nặng của trẻ 23-26 tháng tuổi thì có thể hoàn toàn yên tâm để cân đối dinh dưỡng sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt đối với những trường hợp trẻ bị thiếu cân thì cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết ví dụ như kẽm, crom, selen, và các vitamin như vitamin B1, B6, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… nhằm giúp cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Bên cạnh đó, còn làm cho hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức đề kháng để trẻ ít ốm vặt và hạn chế được các vấn đề tiêu hóa.

Xem ngay: Trẻ 23 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Tóm lại, cân nặng được xem là một trong những yếu tố đánh giá quá trình phát triển của trẻ. Trong mỗi giai đoạn, cân nặng của trẻ sẽ có sự thay đổi nhất định. Nếu cân nặng quá thấp so với độ tuổi trẻ sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và ngược lại. Do vậy, để biết được liệu trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không cha mẹ có thể dựa trên biểu đồ cân nặng và chiều cao. Trong trường hợp nếu cha mẹ nhận thấy cân nặng của bé có sự bất thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có những lời khuyên phù hợp giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/be-23-26-thang-nang-10kg-co-phai-suy-dinh-duong/

Ăn dặm kiểu truyền thống có tốt cho bé? Previous post Ăn dặm kiểu truyền thống có tốt cho bé?
Bổ sung lysine và vitamin B cho trẻ biếng ăn Next post Bổ sung lysine và vitamin B cho trẻ biếng ăn