Chức năng điều hành của trẻ tự kỷ

Chức năng điều hành của trẻ tự kỷ

Bài viết được viết bởi Cử nhân Trương Tạ Anh Nga – Chuyên viên Tâm lý tại đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Khả năng điều hành không phải là điều dễ dàng có được ngay cả với sự phát triển cuả trẻ bình thường. Với trẻ phát triển bình thường cũng cần có thời gian để tự học cách điều chỉnh hành vi, học cách kiểm soát cuộc sống của mình. Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn hơn trong chức năng điều hành. Giai đoạn tuổi dậy thì đánh dấu mốc quan trọng trong việc có khả năng tự điều hành tốt. Vì vậy, chúng ta cần hướng dẫn cho trẻ tự kỷ từ sớm trước giai đoạn dậy thì để hỗ trợ trẻ phát huy tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.

1. Chức năng điều hành là gì?

Chức năng điều hành các kỹ năng được sử dụng vào việc giải quyết các vẫn đề có định hướng kế hoạch và mục tiêu rõ ràng.

Chức năng điều hành giúp trẻ tự kỷ kiềm chế và kiểm soát hành vi. Sự kiềm chế là khả năng trì hoãn hoặc dừng lại trước khi làm gì đó. Điều đó cho phép điều chỉnh hoặc tự kiểm soát giúp trẻ quản lý và giới hạn hành vi. Ngoài ra, chức năng điều hành giúp trẻ tự kỷ học cách kiểm soát mức độ hành động của bản thân cho phù hợp với yêu cầu tình huống.

Chức năng điều hành gồm những kỹ năng trí óc giúp tổ chức não bộ, hành động dựa trên thông tin, khởi xướng và hoàn thành nhiệm vụ. Những kỹ năng này cho phép con người lập kế hoạch, tổ chức, nhớ, dành ưu tiên, tập trung chú ý và bắt đầu nhiệm vụ. Ngoài ra các kỹ năng này cho phép trẻ sử dụng thông tin và kinh nghiệm từ quá khứ để giải quyết các vấn đề hiện tại.

2. Chức năng điều hành gồm những thành phần nào?

Nhóm 1: Kỹ năng tự kiểm soát – là khả năng không thực hiện nhiệm vụ nào đó để chọn một nhiệm vụ phù hợp hơn

Nhóm 2: Trí nhớ công việc, đó là khả năng lưu giữ thông tin trong trí óc và sử dụng khi cần

Nhóm 3: Tính linh hoạt của nhận thức, khả năng suy nghĩ sáng tạo và điều chỉnh một cách linh hoạt để thay đổi yêu cầu. Khả năng hỗ trợ trẻ sử dụng trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình để giải quyết vấn đề

3. Những điều cần can thiệp với trẻ

  • Hướng dẫn trẻ khả năng nghe – hiểu lời hướng dẫn và thực hiện theo lời hướng dẫn
  • Hướng dẫn trẻ kỹ năng lập kế hoạch, giám sát công việc bằng hỗ trợ trực quan
  • Hướng dẫn trẻ bắt đầu và duy trì nhiệm vụ
  • Hướng dẫn trẻ ghi chú và nhận ra điều quan trọng
  • Hướng dẫn trẻ kỹ năng tổ chức
  • Hỗ trợ chuyển tiếp

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/chuc-nang-dieu-hanh-cua-tre-tu-ky/

Dạy trẻ chậm nói tại nhà Previous post Dạy trẻ chậm nói tại nhà
Chiến lược giúp cha mẹ giới thiệu kỹ năng mới cho trẻ tự kỷ Next post Chiến lược giúp cha mẹ giới thiệu kỹ năng mới cho trẻ tự kỷ