Chiến lược giúp cha mẹ giới thiệu kỹ năng mới cho trẻ tự kỷ

Chiến lược giúp cha mẹ giới thiệu kỹ năng mới cho trẻ tự kỷ

Bài viết được viết bởi Cử nhân Trương Tạ Anh Nga – Chuyên viên Tâm lý tại đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trẻ tự kỷ chơi tốt với những trò chơi có cấu trúc. Việc giải thích cho trẻ hôm nay sẽ chơi với trẻ những hoạt động gì sẽ hỗ trợ cha mẹ một cách hiệu quả.

1. Cung cấp cấu trúc hoạt động, con người, thời gian, không gian

Cung cấp cho trẻ tự kỷ kế hoạch hoạt động của một ngày bằng cách chỉ ra nhanh gọn trình tự hoạt động.

Trẻ tự kỷ nên được biết trẻ sẽ được ai dạy, học cùng với ai, ai sẽ hỗ trợ các em.

Ngoài ra, cần chỉ cho trẻ biết được thời gian thực hiện các hoạt động. Ví dụ: Trẻ học kỹ năng mới trong 30 phút, sau đó sẽ chơi hoạt động con thích.

Các cấu trúc này nên được trực quan hoá bằng hình ảnh. Cha mẹ có thể cùng trẻ vẽ trình tự các hoạt động để trẻ dễ dàng nhớ được hơn.

2. Chắc chắn rằng trẻ đã thực hiện tốt kỹ năng tiền đề

Để chắn chắn được trẻ học một kỹ năng mới hay chưa, hãy chắc chắn rằng các kỹ năng tiền đề của trẻ đã tốt. Việc kiểm tra lại các thông tin trước đó giúp cha mẹ hiểu trẻ đang có kỹ năng ở mức độ nào. Cha mẹ có thể kiểm tra thông tin bằng cách đưa ra một số câu hỏi đơn giản cho trẻ. Hoặc sử dụng tranh ảnh và yêu cầu trẻ sắp xếp đúng thứ tự thực hiện kỹ năng… Nếu bỏ qua bước kiểm tra, có thể trẻ sẽ khó chịu nếu người lớn bắt trẻ phải thực hiện kỹ năng mới khi trẻ chưa sẵn sàng.

3. Thiết lập những mong đợi về kỹ năng

Cha mẹ chỉ ra cho trẻ những gì cần học trong buổi hôm nay. Ví dụ: Hôm nay con sẽ được đọc sách và trả lời cho mẹ câu hỏi “Ai đang làm gì?”

4. Thiết lập những mong đợi về hành vi

Mô tả mong đợi những cách cư xử của trẻ trong suốt quá trình dạy kỹ năng.

Ví dụ: bạn hãy nói với con:

“khi vui quá chúng mình có thể cười nhưng cười với âm lượng vừa đủ nhé, như thế này nhé”

(sau đó mẹ làm mẫu âm lượng ở 3 mức độ: nhỏ – vừa – trung bình)

5. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết

Xác định những đồ dùng cần thiết trong suốt quá trình thay vì để trẻ mường tượng về đồ dùng của cần thiết.

6. Nói về những hỗ trợ bổ sung

Cha mẹ nói với con những cách để con có thể có được sự trợ giúp: khi con mãi chưa làm được, con có thể nói với mẹ: “Mẹ ơi, mẹ giúp”

7. Đơn giản hoá những hướng dẫn

Đơn giản hoá cách hướng dẫn dành cho trẻ tự kỷ sẽ giúp trẻ hiểu và hoàn thành nhiệm cụ đúng giờ và hiệu quả hơn. Đó là việc sử dụng lời nói ngắn gọn, tập trung vào từ khoá hoặc dùng hình ảnh hỗ trợ trong quá trình hướng dẫn.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/chien-luoc-giup-cha-me-gioi-thieu-ky-nang-moi-cho-tre-tu-ky/

Chức năng điều hành của trẻ tự kỷ Previous post Chức năng điều hành của trẻ tự kỷ
Giải mã bệnh ho của bé: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm Next post Giải mã bệnh ho của bé: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm