Trào ngược dạ dày, loét thực quản, nước miếng có máu phải làm như thế nào?

Trào ngược dạ dày, loét thực quản, nước miếng có máu phải làm như thế nào?


Hỏi

Chào bác sĩ!

Em năm nay 25 tuổi, hiện đang làm việc tại Nhật Bản. Vào 3 tháng trước em có đi nội soi ở bệnh viện và được chẩn đoán trào ngược dạ dày Gred cấp độ A, loét thực quản. Sau 3 tháng uống thuốc của bác sĩ mà bệnh tình không thuyên giảm thậm chí còn nặng hơn. Lúc trước thì chỉ ợ hơi, đầy bụng thôi còn gần đây em thấy đau nhiều hơn. 5 ngày trở lại đây nước miếng của em lúc nào cũng có máu. Em đến bệnh viện thì bác sĩ chỉ hỏi và không khám lại và cho thuốc giống mấy lần trước bảo yên tâm, không sao. Vậy bác sĩ cho em hỏi trào ngược dạ dày, loét thực quản, nước miếng có máu phải làm như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ ạ!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Trào ngược dạ dày, loét thực quản, nước miếng có máu phải làm như thế nào?” như sau:

Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn kèm Acid đi ngược từ dạ dày lên thực quản và ra khoang miệng. Nguyên nhân: Bệnh lý dạ dày hoặc do thói quen ăn hoặc uống quá no, ăn đêm, ăn đồ có tính Acid cao, đồ ăn hàm lượng dinh dưỡng cao gây khó tiêu dẫn tới. Đôi khi uống thuốc không đỡ là do nguồn gốc của bệnh như việc ăn uống không được thay đổi. Vì vậy, bác sĩ xin đưa ra cách thức không dùng thuốc.

Phương pháp chống trào ngược không dùng thuốc:

  • Hạn chế ăn hoặc uống quá no, ăn muộn sau 20h.
  • Không ăn hoặc uống xong rồi đi nằm ngay.
  • Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ (uống trước khi đi ngủ 1h, không quá 200ml).
  • Ăn chậm, nhai kỹ (> 30 lần/miếng thức ăn).
  • Ăn đồ nước trước, đồ cứng sau, hạn chế ăn chan canh, uống nhiều nước trong và sau ăn.
  • Hạn chế những món rán, nướng, muối và nhiều dầu ăn, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Hạn chế những đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu, sa tế, hành, tỏi, dưa cà, hành muối, dấm, đồ chua,…
  • Rượu bia và chất kích thích như cà phê, đồ uống có gas, nhiều đường hóa học… hạn chế dung đặc biệt là vào buổi tối.
  • Nằm gối đầu cao khi ngủ.
  • Chế độ ăn uống cân bằng và ăn làm nhiều bữa ăn nếu có thể!
  • Thể dục thể thao.
  • Giảm stress!
  • Đối với triệu chứng nước miếng có máu thì bạn nên đến viện để kiểm tra thật kỹ những vấn đề khác như tai mũi, họng.

Trân trọng!

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Huy Hiền – Bác sĩ Nội Tiêu hóa – Đơn nguyên Nội tiêu hóa – Nội soi. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.


Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/tu-van-bac-si/trao-nguoc-da-day-loet-thuc-quan-nuoc-mieng-co-mau-phai-lam-nhu-nao/

Ho nhiều kèm theo viêm họng, tức ngực, đau dưới sườn trái là bệnh gì? Previous post Ho nhiều kèm theo viêm họng, tức ngực, đau dưới sườn trái là bệnh gì?
Ợ hơi, đau bụng giữa, sáng dậy đau bụng phải là bệnh gì? Next post Ợ hơi, đau bụng giữa, sáng dậy đau bụng phải là bệnh gì?