Nguyên nhân khó chịu dạ dày, vùng giữa bụng cồn cào khó chịu khi đói?

Nguyên nhân khó chịu dạ dày, vùng giữa bụng cồn cào khó chịu khi đói?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu bị khó chịu ở dạ dày, khi đói nó nóng ở vùng giữa bụng cồn cào khó chịu, đặc biệt là tầm 11-12 giờ trưa, khi ăn xong nó đỡ tầm 5-6 giờ chiều lại bị. Cháu ăn xong thì lại đỡ. Bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân khó chịu dạ dày, vùng giữa bụng cồn cào khó chịu khi đói? Em cảm ơn bác sĩ.

Bảy Nguyễn (1999)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nguyên nhân khó chịu dạ dày, vùng giữa bụng cồn cào khó chịu khi đói?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Khó chịu ở dạ dày là dấu hiệu thường gặp trong các bệnh về đường tiêu hoá. Một số vấn đề về đường tiêu hoá như: Trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, nhiễm H. pylori, vết loét ở dạ dày, hội chứng ruột kích thích, thoát vị, khó tiêu,…

Những điều cần làm cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh:

  • Ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các chất carbohydrate, protein, chất béo và chất xơ
  • Chuyển sang dùng dầu ăn tinh chế. Ăn vừa đủ no, tránh ăn quá nhiều.
  • Không uống rượu quá nhiều. Không ăn thức ăn quá nhiều gia vị và thực phẩm chiên rán có hàm lượng chất béo cao.
  • Không bỏ bữa.
  • Không ăn nhiều đồ ngọt

Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng khó chịu ở dạ dày của bạn kéo dài hơn một vài ngày. Trong một số trường hợp, nội soi, một thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát bên trong dạ dày của bạn bằng một ống và máy ảnh nhỏ, được thực hiện để tìm nguyên nhân. Xét nghiệm hơi thở hoặc phân thường được thực hiện để chẩn đoán nhiễm trùng H. pylori.

Hiện nay các bệnh viện thuộc hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sử dụng đồng vị cacbon 13C trong test hơi thở chẩn đoán vi khuẩn H. pylori với loại máy ưu việt hàng đầu có gắn 02 túi khí, vừa cho giá trị chẩn đoán rất cao (> 95%) vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Trân trọng!

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-kho-chiu-da-day-vung-giua-bung-con-cao-kho-chiu-khi-doi/

Đi ngoài ra máu ở lần phân cuối phải làm gì? Previous post Đi ngoài ra máu ở lần phân cuối phải làm gì?
Độ cứng mô gan 17,7KPa có nguy hiểm không? Next post Độ cứng mô gan 17,7KPa có nguy hiểm không?