Trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao?

Ăn ít, ăn kém hoặc chán ăn là các biểu hiện của chứng biếng ăn. Trẻ 9 tháng ăn ít xảy ra khi trẻ không chịu ăn đủ thức ăn đúng theo nhu cầu của mình trong ít nhất một tháng và có biểu hiện chậm phát triển. Ngoài ra, trẻ 9 tháng lười ăn cũng không bao giờ cho thấy cảm giác đói, đòi ăn hay không có thái độ quan tâm đến thức ăn.

1. Trẻ 9 tháng không chịu ăn xảy ra khi nào?

Từ trẻ sơ sinh cho đến trẻ 9 tháng tuổi, chứng biếng ăn có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong ba năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng này thường phát sinh ở độ tuổi từ 9 đến 18 tháng tuổi. Đó có thể là do giai đoạn này đánh dấu sự chuyển đổi từ bú sữa sang ăn thức ăn đặc bằng thìa và sau đó là tự ăn độc lập. Tuy nhiên, không phải trẻ 9 tháng không chịu ăn đều xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Việc một trẻ 9 tháng ăn ít không nhất thiết phải do một chấn thương hoặc do bệnh lý tiềm ẩn. Hơn nữa, trẻ 9 tháng lười ăn hay mọi đứa trẻ trong lứa tuổi tập đi cũng khác với chứng biếng ăn tâm lý, vốn thường xảy ra ở người lớn và thanh thiếu niên hơn do sự ám hình vẻ ngoài và sợ tăng cân. Mặc dù cha mẹ sẽ rất lo lắng về trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao, tình trạng này hoàn toàn có thể được quản lý và điều trị.

2. Dấu hiệu của trẻ 9 tháng không chịu ăn

Liên tục từ chối thức ăn mới được giới thiệu trong ít nhất một tháng

Không còn cảm giác yêu thích các loại thức ăn vốn từng rất thích ăn trước đó

Không bao giờ biểu hiệu cảm giác đói hay thèm ăn khi thấy thức ăn hay khi người khác ăn

Thường xuyên thịnh nộ liên quan đến thực phẩm

Ngừng ăn sau một vài miếng ăn đầu tiên

Không tăng cân hay giảm cân

Bị suy dinh dưỡng

Bị phân tâm khi chơi trong giờ ăn

Một số trẻ cũng có biểu hiện chán ghét thức ăn theo cảm quan cũng được xem là chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Lúc này, trẻ chỉ ăn một loại thức ăn cụ thể mà hoàn toàn không hợp tác khi thử thức ăn mới và khi được dỗ để cho ăn thức ăn mới, trẻ có thể quay mặt lại, khạc nhổ, bịt miệng hoặc vờ nôn mửa.

Những trẻ 9 tháng không chịu ăn như vậy trước một nhóm thực phẩm cụ thể sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Trái lại, khi được cung cấp thức ăn ưa thích, những trẻ này sẽ ăn rất tích cực hoặc thậm chí nhanh chóng trở nên thừa cân, béo phì.


dấu hiệu của trẻ 9 tháng không chịu ăn
Cha mẹ có thể quan sát và sớm phát hiện tình trạng trẻ 9 tháng không chịu ăn

3. Nguyên nhân nào khiến trẻ 9 tháng lười ăn

Nghiên cứu cho thấy rằng nguyên nhân của chứng biếng ăn ở trẻ 9 tháng nói riêng hay trẻ nhỏ nói chung là thường liên quan đến nhu cầu cảm xúc của em bé và các xung đột của cha mẹ khi đối đầu với trẻ ngay từ lúc bắt đầu ăn dặm.

Thật vậy, khi bé lớn lên, bé bắt đầu phát triển tính tự chủ, đó là điều kiện của khả năng tự quản. Trong giai đoạn này, sự nhận thức thế giới xung quanh dần dần cho bé muốn tự đưa ra những quyết định cho bản thân mình, bao gồm cả việc lựa chọn thức ăn và cách ăn. Hơn nữa, một số trẻ cũng cố tình từ chối thức ăn để thu hút sự chú ý của mẹ đối với nhu cầu của chúng.

Ngoài ra, các nhà điều tra còn cho thấy các yếu tố như trầm cảm ở mẹ và rối loạn ăn uống của mẹ cũng có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ. Bằng chứng là các bà mẹ bị trầm cảm đã tỏ ra kém tích cực hơn khi cho trẻ ăn. Khi đó, tất cả những điều này có thể gây hại cho tình trạng cảm xúc của em bé và em bé có thể từ chối ăn.

Bên cạnh đó, một đứa trẻ lớn lên trong các gia đình bị rối loạn thói quen ăn uống hoặc điều kiện chăm sóc trẻ không tối ưu cũng khiến trẻ bị rối loạn hành vi ăn uống. Cuối cùng, nếu lý do cảm xúc và hành vi của cha mẹ là quan trọng dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ thì trước tiên chính người lớn nên đi thăm khám tâm lý để được điều chỉnh.

4. Trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao?

Điều chỉnh chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ hay trẻ 9 tháng tuổi càng sớm để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng hay phòng tránh diễn tiến đến suy dinh dưỡng ở trẻ. Có ba cách điều trị chính có thể giúp cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ như sau:

  • Khuyến khích em bé xác định và truyền đạt dấu hiệu bên trong cơ thể có cảm giác đói cũng như cảm giác no.
  • Hướng dẫn hay làm mẫu cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
  • Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể tối thiểu qua phần thức ăn trẻ hợp tác ăn.

Song song đó, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn cần tập trung vào việc thiết kế một thực đơn ăn uống đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Cung cấp đủ mức năng lượng cần thiết cho hoạt động thể chất lành mạnh và phát triển theo biểu đồ cân nặng, chiều cao ở trẻ nhỏ.
  • Cung cấp chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu phát triển với số lượng bữa ăn cũng như hình thức trình bày thức ăn.
  • Khuyến khích em bé tự chọn loại thức ăn cho mình cũng như cách ăn, một hình thức của chế độ ăn dặm tự chỉ huy.
  • Dần dần làm cho bé bớt phụ thuộc vào nguồn calo lỏng như sữa mẹ hay sữa công thức cũng như các chất bổ sung dinh dưỡng tổng hợp.
  • Ngoài ra, trong khi thực hiện những thay đổi này, em bé cần được theo dõi về bất kỳ thay đổi nào về trọng lượng cơ thể hay bất kỳ vấn đề trên hệ tiêu hóa nào khác, chẳng hạn như chứng đầy bụng, nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón.

Cuối cùng, nếu bác sĩ phát hiện ra sự xung đột của cha mẹ đối với trẻ trong các bữa ăn mới là nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ, các biện pháp điều chỉnh sau đây có thể được áp dụng:

Nếu sự xích mích liên tục xảy ra giữa mẹ và con là nguyên nhân chính làm trẻ 9 tháng không chịu ăn thì sự can thiệp của người cha hay một người lớn khác có thể được khuyến nghị thay thế. Cha của bé có thể đóng vai trò như một nhân tố bù đắp hoặc cân bằng giữa mẹ và em bé; từ đó, cha có thể khuyến khích em bé thử nhiều loại thức ăn bổ dưỡng hơn hay ăn được một lượng khá hơn.

Người mẹ được tư vấn về vấn đề này với trẻ và yêu cầu chịu đựng những khó khăn trong giai đoạn bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm.

Nếu người mẹ quá lo lắng hoặc có vấn đề về tâm lý, cảm xúc thì người mẹ có thể được giới thiệu đến tư vấn tâm lý.


thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 tháng không chịu ăn
Thiết kế một thực đơn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng của trẻ 9 tháng lười ăn

5. Các mẹo giúp trẻ 9 tháng lười ăn sẽ ăn khá hơn

Cha mẹ có thể làm theo những lời khuyên này một cách kiên nhẫn để từng bước nhận được bất kỳ thay đổi tích cực nào trong thói quen ăn uống của con:

  • Để trẻ tự cảm thấy đói.
  • Chia các bữa ăn trong ngày một cách rõ ràng. Các bữa ăn nên cách nhau từ ba đến bốn giờ và chỉ cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn.
  • Cho trẻ được thực hiện chế độ ăn dặm tự chỉ huy.
  • Cho trẻ ăn từng phần nhỏ và để trẻ tự yêu cầu một khẩu phần lặp lại.
  • Khuyến khích trẻ ngồi cùng bàn ăn gia đình cho đến khi cha mẹ dùng hết bữa và có biểu hiện no căng bụng. Một em bé học được cách ngồi kiên nhẫn sẽ có thể có thói quen ăn uống tốt hơn.
  • Một bữa ăn chính không nên kéo dài quá 30 phút, ngay cả khi trẻ chưa ăn đủ.
  • Khích lệ trẻ tự ăn nhưng không dùng số lượng thức ăn đã ăn vào như một mục tiêu để đề cao hoặc khiến trẻ nản lòng.
  • Không cho trẻ sử dụng các phương tiện điện tử, sách, đồ chơi, v.v. trong khi cho trẻ ăn. Những điều này chỉ đem lại tác dụng phân tâm tạm thời và sẽ không giúp em bé học hoặc hiểu được các dấu hiệu bên trong cơ thể của cảm giác ngon miệng, cảm giác đói và no.
  • Đừng mua chuộc trẻ bằng cách nói rằng cha mẹ sẽ tặng trẻ một thứ gì đó nếu chúng ăn xong.
  • Không khuyến khích trẻ chơi đùa với thức ăn.
  • Nếu trẻ không hợp tác và muốn ra khỏi ghế cho ăn thì hãy cảnh báo trẻ. Nếu trẻ tiếp tục hành vi tiêu cực, hãy cho trẻ thấy chỉ được ra khỏi ghế khi cả nhà cùng dùng xong bữa ăn.

Tóm lại, trẻ nhỏ hay trẻ 9 tháng lười ăn đã được chứng minh rằng là có liên quan đến các vấn đề về hành vi, tâm lý giữa cha mẹ và con cái hơn là bệnh lý. Theo đó, để trẻ 9 tháng biếng ăn phải làm sao thì không nên cho bé ăn thức ăn yêu thích liên tục hay la mắng, trừng phạt trẻ. Thay vào đó, từ khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cần làm cho trẻ hiểu rằng ăn uống là một việc cần thực hiện đều đặn và là cơ hội cho trẻ khám phá chức năng vị giác cũng như giao lưu với các thành viên gia đình trong bữa ăn.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-9-thang-bieng-an-phai-lam-sao/

Bé gái 9 tháng tuổi nặng 7kg5 có suy dinh dưỡng không? Previous post Bé gái 9 tháng tuổi nặng 7kg5 có suy dinh dưỡng không?
Cân nặng bé trai 15 tháng tuổi? Next post Cân nặng bé trai 15 tháng tuổi?