Trẻ 31 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Trẻ 31 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác có 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi – Sơ sinh, nguyên là Phó khoa nhi Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu (Cần Thơ). Thế mạnh của bác là khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em, hồi sức cấp cứu nhi, điều trị bệnh lý nhi khoa.

Khi bé bước vào độ tuổi 31 tháng tuổi trẻ sẽ có nhiều thay đổi về thể hình, trẻ đã có thể nói chuyện nhiều hơn và biết nhiều vốn từ vựng. Mặc dù, phát âm của trẻ vẫn còn khá non nớt nhưng hầu như mọi người đều có thể nghe và hiểu được ý trẻ.

1. Phát triển thể chất và vận động

Trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh và mạnh về chiều cao hơn là cân nặng. Cân nặng và chiều cao của trẻ 31 tháng tuổi có thể đạt tới.

  • Bé trai: Chiều cao – 92cm, cân nặng – 13.5 kg
  • Bé gái: Chiều cao – 91.1 cm, cân nặng – 13.2 kg

Lúc này khả năng vận động của trẻ ngày càng phát triển và thành thạo hơn. Chẳng hạn như: Từ việc trẻ bắt đầu tập đi thì đến giai đoạn này trẻ đã biết nhảy lên trên không và hai chân trẻ có thể nhấc khỏi mặt đất.

Hơn nữa, cử động tay của trẻ cũng hết sức khéo léo và thành thục. Đặc biệt, lúc này trẻ có thể sử dụng đũa để ăn, có thể cầm bút để vẽ… hay làm những công việc cần sự tỉ mỉ và khéo léo của đôi tay. Trẻ bắt đầu hoạt động thể chất nhiều hơn. Bố mẹ nên khuyến khích cho trẻ ra sân chơi hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

2. Phát triển nhận thức

Khi trẻ bước vào độ tuổi 31 tháng tuổi, kỹ năng vận động của trẻ ngày càng phát triển, đồng thời khả năng nhận thức của trẻ cũng tiếp tục hoàn thiện. Ngay lúc này, trẻ có thể phát hiện các hình dạng tròn, chéo, và hơn nữa trẻ cũng có thể vẽ những hình dạng này một cách khéo léo.

Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ khá tò mò với thế giới bên ngoài và thường đặt ra những câu hỏi cho bố mẹ về một số thứ trẻ chưa biết như: Con này là con gì?, cái này dùng để làm gì?…. Khi trẻ đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn hãy kiên nhẫn giải thích để trẻ hiểu được mọi thứ dễ dàng hơn. Đồng thời, bố mẹ đừng bao giờ để mất đi sự tò mò của trẻ.

3. Phát triển cảm xúc

Ở giai đoạn này, trẻ vẫn có thể hơi nhút nhát, nhưng điều này sẽ qua nhanh đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học. Lúc này, trẻ sẽ trở nên năng động và hoạt bát hơn. Điều quan trọng nhất đối với trẻ, ba mẹ nên tạo cho trẻ một không gian chơi đùa hoặc tiếp xúc với những bạn nhỏ cùng trang lứa để trẻ làm quen, không bị bỡ ngỡ khi thích nghi với điều kiện hoàn cảnh mới.

Một số lời khuyên:

  • Ba mẹ hãy đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học ngoại khoá và thường xuyên đưa trẻ ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt.
  • Mỗi một khoảnh khắc bên ngoài sẽ là một cơ hội cực tốt để dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Đồng thời, những điều này cũng dạy cho biết cách biết chia sẻ, chờ đợi, và nhận lại sự chia sẻ từ những người khác
  • Những trò chơi đóng vai sẽ tạo cho trẻ những ý tưởng thú vị giúp trẻ gắn kết với môi trường sống xung quanh tốt hơn.
  • Ở giai đoạn này, ba mẹ hãy để cho trẻ tự thực hiện các hoạt động hàng ngày của trẻ. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội đưa ra quyết định.

Trẻ em bé trai
Ở giai đoạn này, trẻ vẫn có thể hơi nhút nhát, nhưng điều này sẽ qua nhanh đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học

4. Phát triển ngôn ngữ và lời nói

Trẻ ở giai đoạn này cũng bắt đầu sáng tạo, tự tin và trò chuyện nhiều hơn. Đồng thời vốn từ vựng và ngữ âm của trẻ cũng dần phát triển hoàn thiện. Vì vậy, để kích thích khả năng giao tiếp và giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ ngữ hãy giao tiếp thường xuyên với trẻ.

Một số lời khuyên:

  • Đây là thời điểm tốt để ba mẹ thực hiện kỷ luật cho trẻ. Nhưng chỉ sử dụng các hình thức kỷ luật mang tính tích cực để giúp bé tuân thủ tốt hơn.
  • Sử dụng nhiều phương tiện giúp bé học tập tốt hơn, chẳng hạn như thẻ flash, phương tiện truyền thông … Những công cụ này sẽ rất tốt cho bé có thể mở rộng vốn từ vựng cũng như cách sử dụng từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh.
  • Ngoài ra, ba mẹ hãy nuôi dưỡng và phát triển vốn từ vựng của con bằng cách đọc truyện cho con nghe. Hơn nữa, bé ở giai đoạn này có thể bắt đầu xâu chuỗi từ để tạo thành câu hoàn chỉnh, nên ba mẹ hãy khuyến khích và động viên con.

Với những trường hợp trẻ 31 tháng tuổi chậm nói ba mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ để có thể tìm hiểu được nguyên nhân cũng như cách khắc phục kịp thời.

5. Sức khỏe và dinh dưỡng

Ở tuổi này, trẻ có thể sẽ có những biểu hiện kén ăn, cho nên ba mẹ hãy theo dõi xem những món nào là món con yêu thích, kiên nhẫn với con trong việc ăn uống. Đồng thời lựa chọn các thực phẩm lành mạnh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho trẻ, ba mẹ hãy cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa. Số lượng bữa cũng nên điều chỉnh để phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Trẻ cần 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Không những thế, ba mẹ nên cân đối thành phần dinh dưỡng ở các bữa ăn. Chẳng hạn bữa sáng khoảng 25% lượng thức ăn cả ngày, bữa trưa chiếm khoảng 35% và bữa tối khoảng 30%.


Rau củ quả vitamin k2
Cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ 31 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: theasianparent.com, whattoexpect.com, nanocanxi.vn

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-31-thang-tuoi-phat-trien-chat-van-dong-nhan-thuc-va-cam-xuc/

Sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌của‌ ‌trẻ‌ ‌9‌ ‌tuần‌ ‌tuổi‌ ‌sau‌ ‌sinh‌ ‌ Previous post Sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌của‌ ‌trẻ‌ ‌9‌ ‌tuần‌ ‌tuổi‌ ‌sau‌ ‌sinh‌ ‌
Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 14 sau sinh Next post Sự phát triển của trẻ ở tháng thứ 14 sau sinh