Sự phát triển của trẻ 40 tuần tuổi sau sinh

Sự phát triển của trẻ 40 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Có rất nhiều điều mà bạn cần biết về trẻ 40 tuần tuổi như quá trình phát triển, các cột mốc quan trọng như nói chuyện, đi bộ, tăng trưởng, trí nhớ và nhiều hơn thế nữa.

1. Cột mốc trẻ 40 tuần tuổi

Bạn có thể nhận thấy trẻ 40 tuần tuổi đã sử dụng được nhiều những cơ bắp lớn ở tay và chân để có thể chập chững một mình mà không cần hỗ trợ. Tuy nhiên, trẻ chưa làm được điều này, bạn cũng đừng lo lắng (vì nó vẫn còn sớm!). Hãy trông chừng điều này trong những ngày tiếp theo hoặc tuần tới.

Trong khoảng thời gian này, trẻ 40 tuần tuổi bắt đầu tập trung rất nhiều vào sự phát triển vận động thô của chúng, xây dựng sức mạnh để đi bộ. Bạn có thể giúp hỗ trợ bước nhảy lớn này của trẻ trong quá trình phát triển kỹ năng điều khiển các cơ lớn bằng cách:

  • Tạo nhiều không gian mở, an toàn cho trẻ: Điều này cho phép trẻ khám phá xung quanh mà không cần nhiều sự hỗ trợ của bố mẹ.
  • Thúc đẩy trẻ hoạt động: Tạo cho bé một chút động lực để đứng bằng cách đặt một món đồ chơi yêu thích ngoài tầm với khi trẻ ở trong tư thế đứng và bạn đang giữ trẻ. Sau đó bạn thả trẻ ra và trẻ sẽ cố gắng đi đến lấy món đồ yêu thích đó.

Khi kỹ năng vận động bao gồm vận động thô của trẻ tiếp tục phát triển thì các kỹ năng xã hội của trẻ cũng sẽ phát triển song song. Hãy thử quan sát những gì diễn ra khi bạn đọc truyện cùng với trẻ. Có phải trẻ cố gắng giúp bạn lật các trang của một cuốn sách? Có thể trẻ sẽ chỉ vào những bức tranh quen thuộc khi bạn đang đọc cuốn sách yêu thích của trẻ (hoặc thậm chí cố gắng tạo ra một hoặc hai từ!). Tất cả những hành vi này là biểu hiện cho sự phát triển xã hội của trẻ.


trẻ 10 tháng tuổi
Trẻ 40 tuần tuổi đã sử dụng được nhiều những cơ bắp lớn ở tay và chân để có thể chập chững một mình

2. Giấc ngủ của trẻ 40 tuần tuổi

Khi em bé của bạn lớn hơn, thời gian ngủ giảm đi từng chút một là điều bình thường. Vào lúc 10 tháng, con bạn có thể ngủ ít hơn một chút vào ban đêm, ngủ muộn hơn hay thức dậy vào lúc bình minh ló rạng hoặc cả hai. Tuy nhiên, cho dù em bé của bạn có thể không muốn ngủ nhiều, thì bé vẫn đi đại tiện đúng giờ.

Với tất cả các hoạt động chẳng hạn như trườn, bò hoặc đi, trẻ 40 tuần tuổi cần phải đốt cháy rất nhiều năng lượng và khi đó trẻ thể hiện sự mệt mỏi của mình bằng cách cáu kỉnh và ủ rũ. Giống như trẻ đã làm khi trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, trẻ sẽ hét lên hoặc cong lưng khi bạn cố gắng cho trẻ ăn, dụi mắt hoặc kéo ra khi bạn ôm trẻ vào lòng. Mệt mỏi thậm chí có thể làm cho em bé của bạn ít phối hợp tay chân hơn, vì vậy nếu bé dễ bị vấp ngã hoặc ngã nhiều hơn, đó có thể là gợi ý của bạn để cho bé ngủ trưa.

Trẻ 40 tuần tuổi có thể sẽ thường dậy vào nửa đêm để bò hoặc trườn trong giường cũi. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng đặt bé nằm lại vị trí, vỗ lưng và ru cho bé ngủ. Theo thời gian, kiểu ngủ của trẻ sẽ được dần ổn định. Tuy nhiên, từ giờ cho đến khi đó, bạn cần cho trẻ ngủ từ 11 đến 14 giờ/mỗi ngày.


Trẻ sơ sinh ngủ trên giường có nguy hiểm?
Trẻ 40 tuần tuổi có thể sẽ thường dậy vào nửa đêm để bò hoặc trườn trong giường cũi

3. Một số tips cho bà mẹ 40 tuần sau sinh

Là mẹ của một đứa trẻ 40 tuần tuổi, có thể bạn sẽ cảm thấy vội vã để sẵn sàng mỗi sáng? Khi phải vội vã cho em bé ăn và mặc quần áo cho chúng thì bạn sẽ không đủ thời gian để tập trung vào bản thân. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thêm thời gian để chăm sóc bản thân vào thời điểm này:

  • Tắm vào ban đêm khi bọn trẻ đang ngủ
  • Làm mặt nạ trong khi xem chương trình yêu thích
  • Đặt trẻ trong một chiếc túi hoặc thiết bị đeo đặc biệt để bạn mang trẻ theo trong thời gian bạn đi bộ tập thể dục
  • Xem các hướng dẫn tập thể dục trong khi bé ngủ trưa
  • Mát xa mặt hoặc làm đẹp khi bé đang chơi
  • Hãy thử thiền trong khi bé đang ngủ trưa

Bạn có thể làm bất kể điều gì khiến bản thân hạnh phúc và cảm thấy tốt, điều quan trọng phải cố gắng thực hiện những việc đó theo lịch trình cụ thể để mọi thứ trở nên tốt hơn.


Đắp mặt nạ
Mẹ có thể tranh thủ làm mặt nạ trong khi xem chương trình yêu thích khi trẻ đang ngủ

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: parents.com, mamanatural.com

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/su-phat-trien-cua-tre-40-tuan-tuoi-sau-sinh/

Trẻ 26 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc Previous post Trẻ 26 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em – Phần 1 Next post Đặc điểm hệ hô hấp trẻ em – Phần 1