Sự phát triển của trẻ 29 tuần tuổi sau sinh

Sự phát triển của trẻ 29 tuần tuổi sau sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm – Bác sĩ Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Khi em bé 29 tuần tuổi mỉm cười, trẻ có thể để lộ một hoặc nhiều răng mới, hoặc nướu bị sưng sẵn sàng để chuẩn bị mọc răng. Trẻ có thể ăn ba bữa một ngày, cộng với đồ ăn nhẹ. Trẻ có thể đang ngồi và bò, hoặc vẫn lăn quanh phòng để đến nơi cần đến. Em bé 29 tuần tuổi của bạn có thể ít khi ngủ nhiều giờ vào ban đêm hoặc, vẫn thức dậy nhiều lần để đòi ăn. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về sự phát triển của em bé 29 tuần tuổi sau sinh.

1. Về thể chất

Nhiều em bé bụ bẫm hơn sẽ chậm biết ngồi, biết bò, biết đi hơn các bạn bình thường do cơ thể con phải học cách giữ thăng bằng lâu hơn. Bé 29 tuần tuổi thường sẽ có cân nặng 7,4 – 9,2 với bé trai và 6,8 – 8,6 với bé gái.

2. Trẻ 29 tuần tuổi có thể làm những gì?

Trẻ 29 tuần tuổi đã bắt đầu có những chiếc răng sữa đầu tiên. Trẻ có thể có tới ba chiếc răng nhỏ nhô ra. Thông thường sẽ là sự xuất hiện của hai chiếc răng cửa dưới, chúng sẽ không mọc theo một trật tự nào cả. Giai đoạn này trẻ sẽ chảy dãi nhiều hơn và hay gặm đồ vật. Thông qua việc thực hành thường xuyên, sự phối hợp tay và mắt của trẻ cũng có khả năng được cải thiện đáng kể. Và bạn cũng sẽ nhận thấy rằng đôi chân của trẻ khỏe hơn trước rất nhiều.

Nhưng nó không chỉ là sự phát triển thể chất mà bạn nhận thấy trong thời gian này. Thứ nhất, trẻ có khả năng nắm bắt ý nghĩa của những từ đơn giản như “có” và “không”. Đừng ngạc nhiên nếu trẻ trả lời lại bằng lời nói. Tuy nhiên, phản ứng này có thể không được hoàn chỉnh nhất trong một số trường hợp. Thứ hai, bạn có thể nhận thấy trẻ phát triển những tâm trạng như hạnh phúc và nỗi buồn dựa trên hoàn cảnh. Cuối cùng, nhận thức của trẻ về môi trường xung quanh trẻ sẽ được mở rộng hơn và trẻ có thể phân biệt rõ giữa ngày và đêm.

Một số mốc phát triển của em bé 29 tuần tuổi

  • Với một hệ thống cơ bắp mạnh mẽ, trẻ sẽ ở trong tư thế không chỉ ngồi thẳng mà còn đứng lên. Tuy nhiên, việc đứng lên này bị giới hạn và trẻ chỉ có thể thực hiện nó với sự hỗ trợ của bạn. Mặc dù có thể có một số trẻ phát triển sớm có thể đứng thành thạo mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào, nhưng không chắc là trẻ có thể bước đi vào thời điểm này.
  • Vốn từ vựng của trẻ là cơ bản và thậm chí có thể được cảm nhận là không tồn tại đối với một số nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, bạn sẽ không sai nếu bạn cho rằng tiếng bập bẹ của trẻ con là một ngôn ngữ. Điều này có nghĩa là bé đang trên đường bắt đầu giao tiếp với bạn trong tương lai gần.
  • Một em bé 29 tuần tuổi quấy khóc không hẳn là một cột mốc quan trọng. Tuy nhiên, nó chỉ ra rằng trẻ đang học khái niệm khoảng cách giữa bé và người mẹ. Có hai cách nhìn nhận về điều này. Trong khi một số người tin rằng để em bé khóc sẽ giúp chúng có được sự độc lập, thì những người khác nói rằng nên dỗ dành trẻ sẽ có lợi ích lâu dài khi đứa trẻ cảm thấy nhận được sự quan tâm.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Trẻ 29 tuần tuổi đã bắt đầu có những chiếc răng sữa đầu tiên

2.1. Về dinh dưỡng

Bé đã dần quen với các loại thực phẩm, mẹ có thể cho thêm vào thực đơn của con những món cung cấp chế độ ăn giàu protein động vật như thịt, cá, tôm….Bạn có thể đã cho trẻ một chế độ ăn nhuyễn ổn định, dễ ăn và tiêu hóa. Tuy nhiên, bây giờ là lúc để bạn lựa chọn thức ăn lành mạnh và giúp trẻ dễ tiêu thụ như rau củ quả hấp. Bạn có thể bày ra một vài loại thực phẩm trước mặt bé và để bé quyết định mùi vị nào phù hợp với cảm nhận của bé. Bạn cần nhớ là trẻ em trong độ tuổi này vẫn có phản xạ nôn ọe mạnh mẽ. Hành động này đôi khi có thể bị nhầm lẫn là nghẹt thở; hãy ghi nhớ điều này trong khi cho trẻ ăn.

2.2. Về giấc ngủ

Giấc ngủ của bé 29 tuần đôi khi có thể không bị gián đoạn trong thời gian dài. Tuy nhiên, có những trường hợp giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều ngay cả trong thời gian này. Một số lý do bao gồm:

  • Mọc răng: Khi bé bắt đầu mọc răng sữa, bé có thể bị đau do quá trình mọc răng. Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của trẻ và có thể khiến trẻ tỉnh táo vào ban đêm.
  • Cho trẻ ăn đêm: Trong khi nhiều bé có thể không còn cần cho ăn đêm, có một số cha mẹ vẫn muốn cho trẻ ăn đêm. Tuỳ từng trẻ mà cha mẹ nên cân nhắc về việc cai ăn đêm cho trẻ.
  • Sự phát triển về thể chất: Khi em bé của bạn phát triển với tốc độ nhanh, não sẽ bị ảnh hưởng. Một nghiên cứu cho thấy khi một đứa bé học bò, nó ảnh hưởng sâu sắc đến chu kỳ giấc ngủ của chúng.

3. Mẹo chăm sóc những em bé 29 tuần tuổi

  • Tránh sử dụng xe tập đi cho bé. Mặc dù có vẻ như nó đang giúp trẻ nhưng sự trợ giúp này chỉ là ảo tưởng. Trên thực tế, nó phản tác dụng vì nó ngăn cản trẻ sử dụng hoàn toàn các cơ bắp dẫn đến sự phát triển kém và nó khiến trẻ chậm biết đi lại. Một vấn đề khác liên quan đến xe tập đi cho bé là xác suất gây ra tai nạn. Các bé rất tò mò trong giai đoạn này và các bánh xe được gắn vào để di chuyển khiến thiết bị dễ bị tai nạn. Chẳng hạn, một chiếc xe tập đi cho bé có thể để em bé đi sát mép cầu thang không được bảo vệ và dẫn đến một tai nạn đáng tiếc.
  • Một em bé 29 tuần tuổi có khả năng bị mê hoặc bởi bất cứ thứ gì mà chúng nhìn thấy. Đồ sành sứ, thủy tinh và pha lê sẽ gợi lên sự quan tâm đặc biệt đối với chúng và có thể dẫn đến việc chúng vô tình làm vỡ hoặc làm hỏng, và đáng lo ngại hơn chúng còn khiến trẻ có thể bị thương vì vậy hãy để những thứ dễ vỡ ra xa khỏi tầm tay trẻ.
  • Đảm bảo rằng bạn khóa tất cả các tủ và ngăn kéo cấp thấp có chứa các vật phẩm có giá trị hoặc độc hại khỏi tầm tay của bé. Đừng đánh giá thấp sự khéo léo của bé khi trẻ sử dụng tay của chúng.
  • Do mọc răng, có thể có trường hợp sốt nhẹ cho bé. Nếu có thể kiểm soát được, thay vì đến bác sĩ, bạn có thể thử cho bé ăn một số thực phẩm mát giúp giảm đau cho bé.
  • Che tất cả các ổ cắm điện để bé không sờ được. Cha mẹ có thể sử dụng băng dính để che lại.
  • Sẽ có rất nhiều trường hợp mà bạn phải nói KHÔNG với trẻ. Mặc dù đây không phải là một vấn đề, việc liên tục nói không với trẻ có thể khiến trẻ bắt đầu phẫn nộ hoặc thậm chí phớt lờ bạn hoàn toàn. Thay vào đó, bạn có thể thử đánh lạc hướng trẻ bằng những vật gây tò mò cho trẻ.

Mẹ nên tạo cho bé những giấc ngủ sâu sẽ tốt cho sự phát triển của trẻ
Mẹ nên tập cho trẻ có những giấc ngủ sâu

4. Gợi ý một số trò chơi cho trẻ

  • Bơi: Bạn có biết rằng em bé thích bơi lội? Trẻ có thể bắt đầu sớm nhất là 6 tuần và điều đó rất tuyệt với chúng. Nó giúp cải thiện sự cân bằng, phối hợp cơ bắp và phát triển cơ bắp tổng thể. Cha mẹ có thể thực hiện như sau: Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ đưa bé đi bơi vào một ngày ấm áp. Trẻ em nhạy cảm với nhiệt độ và cha mẹ nên chú ý dưới 29 độ C có thể làm trẻ run. Khi bạn nhận thấy trẻ run rẩy, hãy đưa bé ra khỏi nước và lau khô bằng khăn khô. Mang theo một chai sữa ấm và bạn có thể cho trẻ ăn ngay sau đó.
  • Tìm bóng: Đây là một trò chơi đơn giản có thể chơi trong nhà và giúp cải thiện khả năng nhận dạng hình ảnh. Lấy một quả bóng mà em bé của bạn yêu thích và giấu nó trong vùng lân cận. Nơi giấu nên đơn giản, và trẻ sẽ vui mừng ngay khi chúng phát hiện ra quả bóng.
  • Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ.
  • Trẻ sốt cao và không có dấu hiệu giảm xuống.
  • Em bé của bạn thể hiện không có cảm xúc hoặc biểu hiện đối với những người được biết đến, không nhìn vào mặt người đối diện
  • Không nói nhiều và sống xa cách hơn là vui tươi, năng động.

Giai đoạn trẻ 27 tuần tuổi có những phát triển quan trọng trong cuộc đời. Cha mẹ nên nắm được những cột mốc để đồng hành và giúp con phát triển tốt. Nếu nhận thấy các dấu hiệu khác thường của con, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Trẻ 27 tuần tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Nguồn tham khảo: parents.com, mamanatural.com

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/su-phat-trien-cua-tre-29-tuan-tuoi-sau-sinh/

Sự phát triển của trẻ 28 tuần tuổi sau sinh Previous post Sự phát triển của trẻ 28 tuần tuổi sau sinh
Trẻ 36 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc Next post Trẻ 36 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc