Nhận biết ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh

Nhận biết ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Bệnh lý ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Thực tế, tình trạng này là loại bệnh lý về da liễu, không lây lan hay ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Trong một thời gian ngắn, các nốt ban đỏ sẽ tự động biến mất mà không cần sử dụng thuốc.

1. Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh là gì?

Ban đỏ nhiễm độc hay còn là Erythematoxicum neonatorum, mụn trứng cá. Mặc dù được gọi là ban đỏ nhiễm độc nhưng đây là bệnh về da liễu lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bé.

Các dấu hiệu, đặc điểm của bệnh này cũng không tương đồng với mụn trứng cá xuất hiện ở người trưởng thành.

2. Nguyên nhân bé bị ban đỏ nhiễm độc?

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính xác về nguyên nhân gây ban đỏ nhiễm độc nhưng các chuyên gia đã chỉ ra ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh không phải do bất cứ tình trạng nhiễm trùng, dị ứng nào.

Tỷ lệ trẻ sơ mắc bệnh lý này chiếm tới 40% – 50%. Bệnh xuất hiện các dấu hiệu ngay khi bé chào đời được 2 ngày đến một tuần. Trẻ em sinh ra khỏe mạnh cũng có nguy cơ bị ban đỏ nhiễm độc. Ngoài ra, trẻ có thể mắc phải tình trạng này khi sinh vào mùa nóng và mùa thu.


ban đỏ nhiễm trùng
Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến việc bú sữa mẹ

3. Nhận biết ban đỏ nhiễm độc

Dựa vào các triệu chứng dưới đây, các bậc phụ huynh có thể phán đoán tình trạng ban đỏ nhiễm độc ở con em mình:

  • Trẻ mới chào đời xuất hiện các chấm nhỏ li ti chủ yếu ở mặt và thân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tình trạng này có ở chân, cánh tay…
  • Cũng có trường hợp, ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh xuất hiện các mảng đầy mụn mủ hoặc các mụn nhỏ có mủ. Các nốt mụn này có kích thước và vị trí phát ban khác nhau.

Nếu nghi ngờ bé bị ban đỏ nhiễm độc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác. Điều này càng quan trọng nếu bé có các triệu chứng như sốt, không ăn hay buồn ngủ… Với những dấu hiệu này, đôi lúc trẻ có thể bị nhiễm một loại bệnh khác.

Nguồn tham khảo: msdmanuals.com

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/nhan-biet-ban-do-nhiem-doc-o-tre-so-sinh/

Trẻ 11 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng Previous post Trẻ 11 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng
Bệnh viêm phúc mạc ở trẻ em Next post Bệnh viêm phúc mạc ở trẻ em