Có thể chữa viêm tai giữa mà không cần dùng kháng sinh?

Có thể chữa viêm tai giữa mà không cần dùng kháng sinh?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Trước đây, hầu hết bệnh nhân bị viêm tai giữa đều được kê kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên hiện nay không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến, có trường hợp chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh. Vậy dùng thuốc điều trị viêm tai giữa nào?

1. Bệnh viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, bệnh rất hay gặp ở ở lứa tuổi con nhỏ với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là bị cảm do tiếp xúc với nhiều loại virus khác nhau, dẫn đến biến chứng viêm tai giữa. Ngoài ra, nếu trong trong gia đình có người thân hút thuốc lá, trẻ hít phải khói thuốc có thể khiến cho hệ thống hô hấp bị phù nề, tắc ống thông gây viêm tai giữa.

Tai giữa có cấu tạo là một khoang KHÔNG thông với tai ngoài, mà thông xuống sau mũi họng qua vòi nhĩ. Bình thường, tai giữa sẽ tiết dịch để chuỗi xương con hoạt động mềm mại, dịch này sẽ đi theo ống thông xuống họng. Nếu ống thông bị tắc, dịch sẽ không còn đường thoát và ứ lại bên trong tai giữa rất dễ bị nhiễm trùng.

2. Có thể chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh?

Trước đây, phương thức điều trị viêm tai giữa hầu hết sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh viêm tai giữa có thể do virus gây ra và có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần sử dụng đến kháng sinh. Do đó, hiện nay các khuyến cáo điều trị viêm tai giữa cho trẻ là trì hoãn kháng sinh, nghĩa là khi trẻ bị viêm tai giữa, thầy thuốc có thể lựa chọn giữa 2 phương thức điều trị sau đây:

  • Điều trị kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa ngay lập tức;
  • Trì hoãn sử dụng kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh nếu các triệu chứng viêm tai giữa xấu đi hoặc không cải thiện sau 48 – 72 giờ (áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên).

Việc lựa chọn chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh hoặc dùng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, mức độ nặng của bệnh… Nếu trẻ ở xa, không có điều kiện theo dõi lại thì tùy vào tình huống để lựa chọn việc điều trị thuốc phù hợp. Nếu trẻ có điều kiện để khám lại, trẻ không có triệu chứng nặng có thể trì hoãn việc sử dụng kháng sinh, cho trẻ dùng các thuốc giảm triệu chứng (thuốc hạ sốt Acetaminophen hoặc Ibuprofen). Hầu hết trẻ bị viêm tai giữa có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày, nếu sau đó mà không thấy khỏi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để khám lại.

3. Một số trường hợp viêm tai giữa nên dùng kháng sinh sớm

  • Trẻ
  • Trẻ từ 6 tháng – 2 tuổi viêm tai giữa cấp cả 2 tai;
  • Trẻ viêm tai giữa nặng với biểu hiện đau nhức kéo dài > 48 giờ hoặc sốt > 39°C.

4. Chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh cần sự đồng thuận của cha mẹ và thầy thuốc

Có thể thấy theo khuyến cáo này nếu trẻ bị viêm tai giữa từ 6 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể thảo luận với cha mẹ để trì hoãn kháng sinh. Đối với trẻ

Về sau này, nghiên cứu của một số nước châu Âu đưa ra khuyến cáo là tất cả trẻ bị viêm tai giữa đều nên “trì hoãn”, không nên sử dụng thuốc kháng sinh cho bất cứ bệnh nhi dù ở độ tuổi nào nào. Tuy nhiên cho đến hiện nay, y khoa Mỹ vẫn sử dụng phương thức “trì hoãn” ở trẻ

Dù đã phổ biến ở nền y học nước ngoài nhưng phương pháp này đến hiện nay vẫn còn “mới” đối với các bậc cha mẹ ở Việt Nam, hầu hết những bậc cha mẹ không muốn “trì hoãn”. Bên cạnh đó, một bộ phần bác sĩ cho rằng nếu viêm tai giữa không chữa ngay thì sẽ gây ra hiện tượng áp xe tai, tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến thính giác và gây nguy hiểm cho trẻ.

Điều này không đúng, dựa trên nghiên cứu thống kê trên 200.000 bé bị viêm tai giữa không điều trị kháng sinh, có khả năng có 1 bé bị biến chứng viêm xương chũm phía sau, trong khi biến chứng viêm màng não là cực kỳ hiếm với tỷ lệ 1/1.000.000.

Tuy nhiên, sau khi cân nhắc giữa lợi và hại thì các bác sĩ cần đưa ra phương thức điều trị mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng, không nên chỉ vì xác suất rất hiếm gặp mà điều trị kháng sinh tất cả 200.000 trẻ chỉ để đảm bảo 1 trẻ không bị biến chứng. Vấn đề này cũng tương tự như tiêm vaccine, với tỉ lệ sốc phản vệ 1/1.000.000 mà không cho trẻ tiêm phòng thì vô cùng có hại.

Cũng có trường hợp bác sĩ không muốn cho trẻ sử dụng kháng sinh, tuy nhiên lại phải kê toa theo ý muốn của cha mẹ để hạn chế những phát sinh không đáng có. Vì vậy nếu có thể, cha mẹ hãy cố gắng chờ khoảng 2 – 3 hôm, nếu trẻ không khỏi lúc đó sử dụng kháng sinh vẫn không muộn.

5. Thuốc điều trị viêm tai giữa

  • Amoxicillin là thuốc được lựa chọn để điều trị ban đầu cho trẻ bị viêm tai giữa nếu không có dị ứng. Đây cũng là kháng sinh điều trị viêm tai giữa người lớn thường dùng nhất. Nếu trẻ đã từng sử dụng kháng sinh nhóm beta-lactam trong vòng 30 ngày gần nhất, hoặc trẻ có viêm kết mạc mủ kèm theo, hoặc có trẻ tiền sử viêm tai giữa tái phát nên cân nhắc dùng Amoxicillin – Clavulanate. Trường hợp trẻ dị ứng với Amoxicillin hoặc kháng sinh Penicillin, cần cân nhắc sử dụng sang nhóm Cephalosporin hoặc Macrolid;
  • Thời gian điều trị kháng sinh kéo dài từ 5, 7 ngày hoặc 10 ngày tùy thuộc độ tuổi của trẻ và mức độ bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tuân thủ liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc giữa chừng khiến tình trạng bệnh trở nên dai dẳng và kéo dài;
  • Ngoài ra, trong bệnh viêm tai giữa có thể cho trẻ dùng thuốc không kê đơn: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể dùng Acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Trẻ
  • Chườm ấm tai cho trẻ có thể giúp trẻ giảm đau;
  • Cho trẻ uống nhiều nước vì cử động nuốt sẽ giúp tai giữa thoát dịch và giảm đau hiệu quả.

Hi vọng thông qua bài viết trên, cha mẹ đã hiểu thêm về việc chữa viêm tai giữa không dùng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh điều trị trong trường hợp nào cho trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bệnh lý này, cha mẹ hãy liên hệ với bác sĩ Vinmec để được thăm khám và nhận được sự tư vấn phù hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/co-chua-viem-tai-giua-ma-khong-can-dung-khang-sinh/

Kẽm và các bệnh về não Previous post Kẽm và các bệnh về não
Vai trò của kẽm với sự phát triển võng mạc của trẻ Next post Vai trò của kẽm với sự phát triển võng mạc của trẻ