Chiều cao, cân nặng trẻ 5 tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới WHO

Chiều cao, cân nặng trẻ 5 tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới WHO

Sự phát triển của trẻ được thể hiện rõ nhất thông qua hai chỉ số cân nặng và chiều cao. Vì thế, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc làm sao để hai chỉ số này phát triển đúng đối với trẻ 5 tuổi. Bài viết sẽ cung cấp thêm các thông tin cụ thể giúp cha mẹ hiểu và có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Cân nặng và chiều cao của trẻ 5 tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới

Trẻ 5 tuổi sẽ không giống như những năm đầu đời có mức độ tăng trưởng nhanh, mà ở thời điểm này sự phát triển của trẻ bắt đầu chậm hơn và dần dần ổn định qua từng năm. Trị số trung bình của chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi tăng chậm hơn so với giai đoạn trước. Cân nặng của trẻ 5 tuổi có thể tăng thêm so với trước từ 1 đến 2kg, tuy nhiên, chiều cao trẻ 5 tuổi ở giai đoạn này tăng trung bình từ 3 đến 6cm.

Trẻ 5 tuổi chiều cao bao nhiêu? Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới chiều cao của trẻ gái 5 tuổi khoảng 109.4 cm và chiều cao của trẻ trai khoảng 105.2 cm. Còn đối với cân nặng, thì trẻ gái 5 tuổi có cân nặng khoảng 18.2 kg và trẻ trai khoảng 18.3 kg

Đối với trẻ 5 tuổi sẽ không cần theo dõi cân nặng thường xuyên như giai đoạn sơ sinh, cha mẹ có thể theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ theo từng năm hoặc có thể theo dõi 6 tháng một lần để nắm rõ được tình hình phát triển của trẻ. Hơn nữa, việc theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ cũng giúp mẹ dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu sức khỏe bất thường của trẻ như suy dinh dưỡng, thừa cân, còi xương,… từ đó có biện pháp kịp thời giúp cải thiện tình trạng cho bé.

2. Sự phát triển của trẻ và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thời kỳ trẻ từ sơ sinh đến khi trưởng thành sẽ có sự phát triển khác nhau qua mỗi giai đoạn. Từ sau giai đoạn trẻ 4 tuổi và sang 5 tuổi thì lúc bé trai và bé gái có tốc độ phát triển tương tự nhau. Và lúc này, bé 5 tuổi chiều cao cân nặng có số liệu phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ. Nếu cha mẹ có thể trạng cao lớn thì con sinh ra cũng có thể mang gen di truyền của cha mẹ. Tuy nhiên, ngoài yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng cũng như các hormone tăng trưởng đều ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Và những yếu tố này cũng có thể được xem như nguyên nhân làm chậm sự phát triển của trẻ nếu trẻ được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc trẻ mắc bệnh lý liên quan đến rối loạn hoặc nhiễm khuẩn.


Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến vấn đề bé 5 tuổi chiều cao cân nặng
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến vấn đề bé 5 tuổi chiều cao cân nặng

Một số nguyên nhân có thể kể đến ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ 5 tuổi:

  • Nếu trẻ phát triển theo tốc độ bình thường nhưng các số liệu về kích thước của trẻ vẫn nhỏ hơn so với độ tuổi của trẻ. Khi xảy ra hiện tượng này có thể coi như trẻ đang chậm phát triển về thể chất. Nguyên nhân chẩn đoán có thể do tuổi xương của trẻ phát triển chậm hơn so với tuổi đời. Trong những trường hợp này, thời kỳ dậy thì của trẻ có thể lùi lại cho đến khi bộ xương phát triển kịp với sự phát triển của cơ thể. Nếu cha mẹ để ý, có thể trong gia đình hoặc họ hàng cũng sẽ có người xảy ra trường hợp tương tự như trẻ.
  • Nếu trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tuổi có thể trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính của vấn đề này ở trẻ liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ hoặc chế độ ăn của trẻ không đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển ở thời kỳ này. Ngoài ra, trường hợp này xảy ra cũng có thể cảnh báo cho cha mẹ biết được dấu hiệu của một số vấn đề khác liên quan đến nhiễm trùng hoặc những bất thường của hệ tiêu hoá hoặc trẻ không được chăm sóc hợp lý.
  • Ngoài ra, cũng có thể xem xét vấn đề hormon của trẻ; Tình trạng tăng hoặc giảm đáng kể một loại hormone nào đó có thể gây nên rối loạn tăng trưởng trong khoảng thời gian 10 năm đầu đời khiến cho sự phát triển về cân nặng và chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng. Chẳng hạn trẻ bị suy tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormon cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển xương.
  • Bệnh lý mãn tính cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân gây nên sự tăng trưởng chậm của trẻ đặc biệt trẻ 5 tuổi. Trong đó, có thể kể tới một số bệnh mãn tính bao gồm suyễn, bệnh tim bẩm sinh, suy thận mạn… Hoặc những trẻ có bệnh lý về thần kinh cơ, hở hàm ếch hoặc một số bệnh liên quan đến tâm thần kinh có thể sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sẽ kén ăn gây nên tình trạng dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng. Một số trẻ bị bệnh suy tim, đái tháo đường, xơ nang hoặc nhiễm HIV có thể gây cảm sợ sự hấp thu chất dinh dưỡng vào trong cơ thể.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ gặp vấn đề về tăng trưởng và phát triển bạn hãy nên đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như có những can thiệp kịp thời nhằm giúp trẻ cải thiện tình trạng hiện tại của trẻ.

3. Một số phương pháp chăm sóc trẻ 5 tuổi phát triển tốt cả về cân nặng và chiều cao

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ: Yếu tố dinh dưỡng quyết định khá lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Nếu cha mẹ bỏ qua chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ hoặc chăm sóc nhưng lại không đúng cách khiến cho cơ thể của trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Để đảm bảo việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ được tốt và trẻ có chế độ ăn cân bằng, ba mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm để cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần cho sự phát triển. Cha mẹ lựa chọn những thực phẩm lành mạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Thành phần dinh dưỡng này thường được cung cấp bởi các loại thực phẩm như: sữa, và các sản phẩm chế biến từ sữa – sữa chua, phô mai, sữa bột…, ngũ cốc đặc biệt ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau củ, trứng, hải sản, thịt gà, các loại đậu, các loại hạt…


Cách chăm sóc dinh dưỡng ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi
Cách chăm sóc dinh dưỡng ảnh hưởng tới chiều cao cân nặng trẻ 5 tuổi
  • Không những thế trẻ ở thời kỳ 5 tuổi nên thực hiện vận động để có thể tăng cường chiều cao. Tuy nhiên việc lựa chọn môn thể thao phù hợp với trẻ cũng cần cha mẹ tìm hiểu và xem xét kỹ lượng. Nhằng giúp trẻ vận động để kích thích hệ cơ, hệ xương phát triển đồng thời tăng tuần hoàn máu và cung cấp đủ oxy cho các tế bào xương tăng trưởng thành thì cha mẹ cần lựa chọn cho trẻ những môn luyện tập như chạy nhảy hoặc bơi,… Thời gian trẻ nên vận động có thể áp dụng từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày như thế sẽ có tác động tốt đến sự phát triển thể chất tự nhiên đồng thời giúp trẻ được khỏe mạnh.
  • Trẻ cần được quan tâm và chăm sóc giấc ngủ tốt. Vì theo khuyến nghị của Tổ chức giấc ngủ quốc tế cho biết, trẻ em từ 3 đến 5 tuổi nên được ngủ từ 10 đến 13 giờ mỗi ngày, đặc biệt ưu tiên giấc ngủ vào ban đêm. Thời gian trẻ nên thực hiện đi ngủ tốt nhất vào lúc từ khoảng 20 đến 21 giờ. Mục đích để tạo điều kiện cho khoảng thời gian từ 23 giờ đến 01 giờ sáng tuyến yên của trẻ có thể sản xuất ra hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển tốt hơn về chiều cao và cân nặng trong thời kỳ này.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,… Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/chieu-cao-can-nang-tre-5-tuoi-theo-chuan-chuc-y-te-gioi-who/

Sụn tăng trưởng ở trẻ có chức năng gì? Previous post Sụn tăng trưởng ở trẻ có chức năng gì?
Trẻ hay nháy mắt (thái quá) có cần đi khám? Next post Trẻ hay nháy mắt (thái quá) có cần đi khám?