Cách cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật

Cách cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật

Mục tiêu của cách cho bé ăn dặm kiểu nhật là giúp trẻ phát triển bình thường và không gặp tình trạng béo phì, kể cả khi trẻ trưởng thành. Thực đơn món ăn của phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật thường chú trọng nhiều vào các món ăn được chế biến từ rau củ cũng như sự cân đối và hài hoà các thành phần dinh dưỡng khác.

1. Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật là gì?

Cách cho trẻ ăn dặm của người Nhật được thực hiện bởi sự phối hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau để tạo nên bữa ăn đa dạng, phong phú, đồng thời kích thích vị giác và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ vậy, sẽ giúp trẻ ăn ngon, nhiều, tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.

Trong các phương pháp cho con ăn dặm, phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật sẽ được thực hiện mà không cần đến máy xay thức ăn. Thay vào đó, cha mẹ có thể sử dụng cối giã và rây để làm mịn thức ăn, giúp trẻ dễ nuốt và cảm nhận được hương vị đầy đủ của các loại thực phẩm trong món ăn.

Ở những tuần đầu tiên, khi trẻ tiếp cận với phương pháp ăn dặm này, cha mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng được làm mịn bằng rây, giúp trẻ làm quen với thìa cũng như kỹ năng nuốt thức ăn. Sau thời gian trẻ làm quen với cháo lỏng, mịn thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đặc hơn kèm theo rau củ nghiền mịn. Ở giai đoạn tiếp theo trẻ có thể ăn cơm nấu bằng gạo vỡ từ loãng đến đặc kèm theo cá, thịt, rau…

Ưu điểm của phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật đó là có thể giúp cho trẻ hình thành kỹ năng nhai, nuốt và cầm nắm. Từ đó, giúp trẻ có thể lựa chọn thức ăn mà trẻ yêu thích bằng thìa hoặc muỗng.

Đặc biệt, trẻ được ăn riêng biệt các loại thức ăn sẽ giúp trẻ thưởng thức được toàn bộ hương vị của món ăn đó. Khi trẻ lớn sẽ không gặp phải tình trạng biếng ăn hoặc kén chọn thức ăn.

2. Mục tiêu rõ ràng của việc áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Với kiểu ăn dặm này sẽ chú trọng đến việc trẻ sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như rau củ, hoa quả, cá, thịt… Mục tiêu của cách cho bé ăn dặm kiểu nhật là giúp trẻ phát triển bình thường và không gặp tình trạng béo phì, kể cả khi trẻ trưởng thành.


Cho bé ăn dặm kiểu nhật cần thực hiện đúng cách
Cách cho bé ăn dặm kiểu nhật cần được thực hiện đúng phương pháp

Thực đơn món ăn của phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật thường chú trọng nhiều vào các món ăn được chế biến từ rau củ cũng như sự cân đối và hài hoà các thành phần dinh dưỡng khác như đạm, vitamin, tinh bột và đặc biệt xây dựng cho trẻ một chế độ ăn ít đạm. Bởi trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng chỉ nên ăn 20 gam đạm mỗi ngày.

Thông qua cách cho bé ăn dặm kiểu nhật sẽ giáo dục được trẻ về cách ăn uống ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ ăn theo phương pháp này biết nhai thức ăn và chủ động trong việc ăn uống.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cho rằng trẻ còn quá nhỏ để thực hiện ăn dặm như thế này. Nhưng bé khi đến 6 tháng tuổi cần được bổ sung các chất dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ giúp cho quá trình tăng trưởng của trẻ tốt hơn, đồng thời hình thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ. Do đó, thời gian đầu có thể giúp bé tập làm quen với thực phẩm, rèn luyện được thói quen ăn uống để trẻ thích thú hơn với việc sử dụng thực phẩm cũng như chế độ ăn hiện tại.

3. Cách cho bé ăn dặm kiểu nhật đúng phương pháp

Khi cho trẻ bắt đầu ăn dặm, người Nhật thường không sử dụng xương, thịt để nấu nước súp chế biến thức ăn cho trẻ, mà dùng cá khô bào và rong biển để nấu. Những thực phẩm này rất giàu hàm lượng dinh dưỡng canxi. Do đó, cha mẹ áp dụng cách cho trẻ ăn dặm theo kiểu nhật cũng không nên quá băn khoăn về việc lựa chọn thực phẩm, có thể cho trẻ ăn tương tự như cách người Nhật thực hiện, nhưng không phải đúng loại sản phẩm đó. Ví dụ cha mẹ hãy thay thế cách sử dụng cá bào và rong biển bằng các loại củ như cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, bí đỏ… những thực phẩm này rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.


bé ăn dặm kiểu nhật
Cha mẹ áp dụng cách cho bé ăn dặm kiểu nhật cũng không nên quá băn khoăn về việc lựa chọn thực phẩm

Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu nhật phù hợp ở mỗi lứa tuổi:

  • Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho trẻ từ 5 đến 6 tháng: Khi mới hình thành cho trẻ thói quen ăn dặm, trẻ có thể ăn cháo loãng, nghiền nhuyễn, rây mịn. Cháo được nấu với tỷ lệ 10 gam gạo và 100ml nước và không nêm thêm gia vị. Sau khi trẻ đã quen với việc ăn dặm cũng như nuốt thức ăn dạng lỏng, cha mẹ có thể cho trẻ thử một số loại rau củ quả dễ tiêu hoá đã được hấp chín và rây mịn như cà rốt, bí đỏ, khoai tây… Lưu ý cha mẹ sử dụng thức ăn cho trẻ ở độ tuổi này cần phải trơn, mịn để trẻ dễ nuốt. Ở giai đoạn này trẻ ăn dặm chủ yếu để tập cho trẻ làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa, đồng thời giúp trẻ làm quen với phản xạ nuốt thức ăn cũng như học cách ăn bằng muỗng.
  • Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật cho trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi: Trẻ ở giai đoạn này có thể nuốt thức ăn đặc và thô hơn trước. Cháo của trẻ lúc này nấu với tỷ lệ 10 gam gạo với 70ml nước và vẫn chưa cần bổ sung thêm gia vị vào cháo cho bé. Ngoài cháo, trẻ có thể ăn được các loại món ăn khác như bún, miến, mì, nui,… để thay đổi khẩu vị. Ở giai đoạn này, cha mẹ hãy cho trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn và cho trẻ ăn đa dạng hơn với các nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng protein như cá, gan gà…
  • Thực đơn ăn dặm theo phương pháp Nhật cho trẻ 9 đến 11 tháng tuổi: Khi trẻ ở độ tuổi này kỹ năng nuốt đã thành thạo và có thể ăn được nhiều món ăn thô hơn trước. Trẻ có thể ăn cơm nát hoặc cháo hạt vỡ. Cháo nấu thường với tỷ lệ 10 gam gạo và 50ml nước. Ở thời kỳ này có thể nêm một chút gia vị nhưng hàm lượng cực kỳ nhỏ… Ngoài hai bữa ăn chính, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm tráng miệng bằng các loại trái cây chín mềm, hoặc sữa chua, phô mai.

Để thực hiện cho trẻ ăn dặm được thuận lợi, cha mẹ chỉ nên giới thiệu từng món ăn cho trẻ khi trẻ bắt đầu ăn dặm và tăng dần số lượng thực phẩm khi tuổi của trẻ tăng. Phương pháp này giúp trẻ một chế độ ăn thanh đạm với các hương vị được chiết xuất từ súp từ rau củ, hành tỏi…

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-cho-tre-dam-theo-kieu-nhat/

Phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em Previous post Phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em
Trẻ sợ ăn, hay nôn ói, có phải do tâm lý trẻ có vấn đề? Next post Trẻ sợ ăn, hay nôn ói, có phải do tâm lý trẻ có vấn đề?