Các thuốc bôi viêm lợi cho mẹ và bé

Các thuốc bôi viêm lợi cho mẹ và bé

Bệnh viêm lợi là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, người lớn và thường gây ra những triệu chứng khó chịu, đau nhức khiến trẻ bỏ ăn, chán ăn,… Vậy thuốc bôi viêm lợi cho mẹ và bé là gì?

1. Viêm lợi là bệnh gì?

Lợi răng khỏe mạnh thường có màu hồng và không chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Lợi bị chảy máu trong hơn một tuần thường là dấu hiệu của bệnh nướu răng cần được nha sĩ nhi khoa điều trị. Nếu không được điều trị, viêm lợi có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân nha khoa trẻ tuổi. Cuối cùng, nó có thể tiến triển thành các dạng bệnh nha chu nghiêm trọng hơn, gây mất xương và thậm chí mất răng.

Nếu viêm lợi tiến triển không được kiểm soát, mô nướu bị viêm có thể tạo thành những khoảng trống hoặc túi nhỏ giữa răng và nướu, để lộ chân răng. Răng dần dần có thể bị lung lay và rụng hoặc cần phải nhổ bỏ.

Hôi miệng dai dẳng là dấu hiệu của viêm nha chu. Nếu không điều trị, bệnh viêm lợi có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này trong cuộc sống.

2. Triệu chứng của viêm lợi như thế nào?

Để biết được viêm lợi bôi thuốc gì? hãy tìm hiểu những triệu chứng của căn bệnh này:

  • Nướu đỏ, sưng.
  • Chảy máu nướu răng, đặc biệt là khi bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Đau nhức nướu răng.
  • Đau răng hoặc nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh.
  • Hôi miệng: Mảng bám răng chứa hàng triệu vi khuẩn tạo ra các chất thải có mùi hôi.
  • Mô nướu bị viêm có thể tạo thành những khoảng trống hoặc túi nhỏ giữa răng và nướu.

3. Nguyên nhân gây ra viêm lợi

Bệnh viêm lợi có thể do một số yếu tố gây ra, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng kém. Viêm lợi xảy ra khi một lớp màng dính tự nhiên được gọi là mảng bám hình thành dọc theo đường viền nướu.

Mảng bám răng chứa vi khuẩn và sản sinh ra độc tố gây kích ứng nướu. Nếu mảng bám không được loại bỏ thường xuyên bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, nó sẽ biến thành một chất cặn cứng gọi là cao răng. Cao răng gây kích ứng và làm viêm lợi. Tình trạng viêm có thể dần dần tách nướu ra khỏi răng – tạo thành những khoảng trống nhỏ được gọi là “túi nha chu”.

Trẻ lớn hơn và trẻ trong độ tuổi thanh niên có thể dễ bị viêm lợi hơn. Bên cạnh đó, các thiết bị chỉnh nha cũng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng đúng cách trở nên khó khăn.

Các nguyên nhân khác gây ra viêm lợi ở trẻ em bao gồm:

  • Thiếu vitamin C hoặc chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết
  • Nghiến răng
  • Các tình trạng y tế bao gồm bệnh tiểu đường và các bệnh hệ thống hoặc bệnh tự miễn dịch
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Một số loại thuốc
  • Thở bằng miệng, có thể dẫn đến tình trạng nướu và răng ở phía trước miệng bị khô nghiêm trọng.

4. Viêm lợi bôi thuốc gì? Các thuốc bôi viêm lợi cho mẹ và bé

Bé bị viêm lợi bôi thuốc gì là câu hỏi rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm, vì các triệu chứng của căn bệnh này có thể khiến trẻ vô cùng khó chịu. Điều trị viêm lợi nhằm mục đích kiểm soát nhiễm trùng và phục hồi răng, nướu khỏe mạnh.

Nhiều phụ huynh nóng lòng muốn tìm thuốc bôi trị viêm lợi cho trẻ, tuy nhiên để điều trị viêm lợi, việc đầu tiên hãy đưa trẻ đến nha sĩ để làm sạch răng nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại, mảng bám và cao răng. Với người mẹ cũng vậy, nếu muốn tìm đến thuốc bôi trị viêm lợi hãy đến khám nha sĩ để được thăm khám, nhờ sự tư vấn và tuân thủ theo đúng chỉ định dùng thuốc bôi viêm lợi.

Các phương pháp điều trị bổ sung khác bao gồm:

  • Thực hiện cạo vôi răng: Cạo vôi răng loại bỏ cao răng, vi khuẩn trên răng và từ bên dưới nướu răng của bạn. Bào phẳng bề mặt của chân răng. Bước này giúp ngăn vi khuẩn bám vào.
  • Phục hồi răng: Nha sĩ của bạn có thể sửa hoặc loại bỏ mão răng, miếng trám hoặc cầu răng bị chìa ra ngoài hoặc không vừa khít. Các bề mặt nhẵn hơn sẽ dễ dàng giữ sạch hơn.
  • Khuyến nghị thói quen vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng tốt thường giúp loại bỏ tình trạng viêm lợi.
  • Thuốc điều trị: Nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại.
  • Trong các trường hợp viêm lợi nặng, bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Các thuốc bôi viêm lợi cho mẹ và bé được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ như gel bôi PerioKin (chlorhexidine 0,2%), Metrogyl Denta (metronidazole benzoate BP, chlorhexidine gluconate solution BP 20%), Dentosmin P (chlorhexidinebis 1%).

5. Phòng ngừa bệnh viêm lợi như thế nào?

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa, đây là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm lợi. Như với hầu hết các bệnh khác, bệnh nha chu được xử lý tốt nhất ở giai đoạn đầu, giúp chẩn đoán sớm rất quan trọng để điều trị thành công.
  • Đưa con bạn đến nha sĩ nhi khoa có thể đóng một vai trò lớn trong việc ngăn ngừa viêm lợi. Tại những lần khám này, nha sĩ có thể hướng dẫn bạn và trẻ về kỹ thuật đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và các kỹ thuật phòng ngừa viêm lợi khác.
  • Cha mẹ nên đánh răng cho trẻ sơ sinh, có thể bắt đầu làm sạch răng cho trẻ bằng cách lau bằng khăn mềm hoặc chải bằng bàn chải đánh răng mềm nhỏ và nước.
  • Trẻ em cần được người lớn giúp đỡ đánh răng cho đến khoảng sáu tuổi.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và thay bàn chải đánh răng ba tháng một lần.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, bàn chải đánh răng chạy bằng điện có hiệu quả hơn bàn chải đánh răng bằng tay.
  • Kem đánh răng có chứa fluor có tác dụng ngăn ngừa viêm nướu.
  • Đảm bảo rằng trẻ được chải răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần hai phút và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày.
  • Đánh răng sau khi ăn vặt có đường hoặc nhiều tinh bột cũng được khuyến khích.
  • Nước súc miệng có chứa các chất chống vi khuẩn, chẳng hạn như hydrogen peroxide, triclosan và chlorhexidine gluconate cũng là liệu pháp hiệu quả chống lại bệnh viêm lợi.
  • Nước súc miệng có tinh dầu – chẳng hạn như methyl salicylate, eucalyptol, tinh dầu bạc hà và thymol – được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ chấp thuận để giảm mảng bám và viêm nhiễm.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm có thể làm giảm sưng nướu.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp cho răng lợi khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng viêm lợi.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc bôi chống viêm lợi cho mẹ và bé.bé. Nếu việc sử dụng thuốc không mang đến hiệu quả thì bệnh nhân nên nhờ đến sự thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cac-thuoc-boi-viem-loi-cho-me-va-be/

Chọn sữa tắm cho bé bị viêm da cơ địa Previous post Chọn sữa tắm cho bé bị viêm da cơ địa
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì? Next post Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?