Biểu hiện cúm A, cúm B và cách điều trị

Biểu hiện cúm A, cúm B và cách điều trị

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Phương Thúy – Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cả cúm A và cúm B đều có biến chứng viêm, tử vong do suy hô hấp hoặc viêm phổi. Thông thường, bệnh cúm A có một số các dấu hiệu đặc trưng điển hình như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi… Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải. Một số trẻ thậm chí còn có dấu hiệu co giật.

Ngoài ra, một số các dấu hiệu đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi và ho. Những trường hợp cúm A trong thời gian kéo dài, diễn biến bệnh nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan. Trong khi đó, Cúm loại B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường như: Sốt; Ớn lạnh; Viêm họng; Ho; Sổ mũi và hắt hơi; Mệt mỏi; Đau nhức cơ khắp cơ thể; Viêm phổi; Viêm phế quản; Suy hô hấp; Suy thận; Viêm cơ tim hoặc viêm tim; Nhiễm trùng huyết….

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Các biện pháp điều trị triệu chứng cúm có thể là: Dùng thuốc hạ sốt; Bù dịch đường uống; Dùng thuốc giảm ho; Dinh dưỡng đầy đủ và cách ly tại nhà…

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/bieu-hien-cum-cum-b-va-cach-dieu-tri/

Làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay? Previous post Làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay?
Cách chữa ho khan cho trẻ Next post Cách chữa ho khan cho trẻ