Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chân tay miệng ở trẻ có thể xuất hiện quanh năm, hiện tại đang là tháng 11, đỉnh của dịch đang lắng xuống, tuy nhiên hàng ngày tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City vẫn tiếp nhận rải rác các ca bệnh chân tay miệng ở trẻ từ nhẹ cho đến có biến chứng.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Gia Hân – Trung tâm Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Điều quan trọng nhất khi xử trí là phát hiện chân tay miệng ở trẻ dấu hiệu chuyển độ từ nhẹ sang nặng và có biến chứng để điều trị kịp thời theo đúng phác đồ, mức độ bệnh.

Chân tay miệng ở trẻbệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, lây qua đường tiêu hóa, do virus đường tiêu hóa gây ra và rất dễ lây lan thành dịch. Bệnh chân tay miệng ở trẻ phát triển theo 4 cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng chân tay miệng cách điều trị khác nhau, trong đó:

  • Chân tay miệng ở trẻ độ 1: Trẻ có dấu hiệu loét họng, có ban ở tay chân, ban có dạng phỏng nước, bệnh tay chân miệng dấu hiệu độ 1 thường xuất hiện ban ở tay, chân, mông, gối.
  • Chân tay miệng ở trẻ độ 2: Bệnh tay chân miệng dấu hiệu độ 1 với các biến chứng về thần kinh như giật mình, run chi, loạng choạng, nhịp tim nhanh.
  • Chân tay miệng ở trẻ độ 3: Biểu hiện viêm não, viêm cơ tim, biến chứng hô hấp nặng hơn. Mức độ này rất nguy hiểm, trẻ có thể tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chân tay miệng ở trẻ dấu hiệu sốt thường giao động từ 37-38.5 độ C, sốt không quá 2 ngày, nếu trẻ sốt cao trên 3 ngày, trên 39 độ nên cảnh giác trẻ có dấu hiệu bội nhiễm, hoặc chuyển độ từ độ 1 lên độ 2.

Chân tay miệng ở trẻ là bệnh xảy ra quanh năm, ở hầu hết các địa phương và mọi lứa tuổi, đặc biệt với trẻ dưới 3 tuổi, bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua các chất tiết của trẻ bị bệnh bao gồm nước bọt, ban phỏng nước phân của trẻ.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, Yếu hoặc liệt chi (liệt mềm cấp), liệt dây thần kinh sọ não, tăng huyết áp, tăng trương lực cơ, viêm cơ tim, phù phổi, trụy mạch,…Với những biến chứng nguy hiểm của chân tay miệng ở trẻ thì việc xét nghiệm để chẩn đoán tay chân miệng là yếu tố cần thiết để phát hiện sớm và điều trị biến chứng vì hiện nay bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị hỗ trợ.

Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng, cho trẻ nghỉ học và đưa trẻ đi khám ngay để có phương phác đồ điều trị phù hợp.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/benh-tay-chan-mieng-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong/

Cơ chế sốc trong sốt xuất huyết Previous post Cơ chế sốc trong sốt xuất huyết
Sử dụng âm nhạc trị liệu để phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (Phần 2) Next post Sử dụng âm nhạc trị liệu để phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (Phần 2)