Bé trai 9 tháng nặng 8kg đã đạt chuẩn chưa?

Bé trai 9 tháng nặng 8kg đã đạt chuẩn chưa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Các bậc cha mẹ nào cũng đều mong muốn bé của mình cao lớn, thông minh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiểu biết cha mẹ về cân nặng của bé trong năm đầu tiên của cuộc đời vẫn còn hạn chế đặc biệt đối với trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm khi bé được 9 tháng tuổi. Bài viết sẽ hướng dẫn các thông tin chi tiết về nội dung này giúp cha mẹ hiểu rõ hơn.

1. Tốc độ tăng trưởng của trẻ khi trẻ được 9 tháng tuổi

Nếu như trong 6 tháng đầu đời trẻ sẽ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và có thể ước tính với khoảng 0.6 đến 1kg cân nặng của trẻ có thể tăng lên mỗi tháng. Nhưng từ tháng thứ 7 trở đi tới khoảng tháng thứ 12, tốc độ tăng trưởng này sẽ chậm lại và ước tính khoảng 0.4 đến 0.7 kg cân nặng có thể tăng mỗi tháng. Đôi khi, ở thời kỳ này bé còn có thể bị giảm cân trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không quá lo lắng về điều này, vì nguyên nhân khiến trẻ sụt cân trong giai đoạn này thường do mọc răng. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ tốc độ tăng trưởng của trẻ để có thể trả lời được câu hỏi liệu trẻ 9 tháng nặng 8 kg có an toàn với trẻ hay không cũng như dựa vào các thông số này giúp cha mẹ có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn.

2. Cân nặng của trẻ khi được 9 tháng bao nhiêu đạt chuẩn

Việc theo dõi cân nặng của trẻ trong khoảng năm đầu tiên của cuộc đời có nhiều vai trò quan trọng tới việc phát triển của trẻ cũng như kế hoạch chăm sóc trẻ của cha mẹ. Cha mẹ luôn băn khoăn không biết cân nặng của trẻ 9 tháng tuổi nặng 8kg đã đạt tiêu chuẩn hay chưa? Để biết được cân nặng trẻ 9 tháng tuổi theo tiêu chuẩn, cha mẹ có thể theo dõi chỉ số thống kê của Tổ chức Y tế thế giới -WHO bé trai 9 tháng nặng 8 kg có thể nằm ở khoảng nguy cơ thiếu cân. Và trẻ ở độ tuổi này có cân nặng ở mức bình thường ở mức 8.9 kg. Còn với bé gái khi được 9 tháng tuổi thì cân nặng sẽ ở mức 8.2kg.

Nhiều cha mẹ có xu hướng so sánh cân nặng của con mình với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé không phát triển có thể chưa nằm trong phạm vi này nhưng cha mẹ chưa vội lo lắng. Bởi vì sự tăng trưởng và phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau. Hơn nữa, có thể ở thời điểm này trẻ phát triển chậm nhưng chỉ diễn ra một khoảng thời gian ngắn và sau đó trẻ vẫn phát triển với tốc độ bình thường hoặc nhanh hơn một chút. Và điều này hoàn toàn bình thường nếu sức khỏe của trẻ ổn định.

Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ giảm diễn ra trong nhiều tháng, và trẻ không có bất kỳ sự thay đổi nào thì cha mẹ nên hỏi tư vấn từ bác sĩ nhi khoa để có thể kịp thời phát hiện ra các vấn đề bất thường nếu có.

Mặt khác nếu cân nặng của trẻ có thể vượt cao hơn so với mức bình thường cho thấy cân nặng cao hơn như vậy cũng cần cha mẹ chú ý, vì rất có thể trẻ sẽ có nguy cơ bị béo phì. Và cha mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe toàn diện đồng thời đánh giá các nuôi dưỡng trẻ và có những hướng dẫn giúp phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Đối với những trẻ gặp tình huống này thì cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thực phẩm chế biến cho bữa ăn của trẻ để hạn chế năng lượng dư thừa. Nhưng vẫn đảm bảo hàm lượng chất béo cung cấp cho trẻ cho quá trình phát triển cấu trúc cũng như hoạt động của não. Giai đoạn này não phát triển rất nhanh nên nhu cầu chất béo khá cao. Ngoài ra, các nhu cầu về các chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi, vi chất cao hơn so với các giai đoạn khác để hoàn thiện sự phát triển hệ miễn dịch cũng như phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể.


Bé trai 9 tháng nặng
Cân nặng trẻ 9 tháng sẽ đạt ngưỡng 8.2 – 8.9kg theo tiêu chuẩn

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang tháng thứ 9 thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên nhiều hơn so với những tháng đầu đời của trẻ. Ngoài việc bổ sung sữa mẹ cho trẻ thì thời điểm này trẻ cần được cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết khác để tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ. Như vậy, sữa mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng của trẻ. Vì đây vẫn được xem như nguồn cung cấp thực phẩm chính cho trẻ. Sữa mẹ thuộc nhóm thức ăn mà trẻ dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Đồng thời sữa mẹ cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng. Trẻ ở giai đoạn này trẻ cần được cung cấp khoảng 200 đến 250 ml sữa cho một lần ăn và số lần ăn trong ngày khoảng từ 3 đến 5 lần. Song song với việc lưu giữ nguồn sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ, thì trẻ ở giai đoạn này cần được cung cấp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Theo khuyến nghị của chuyên gia thì với những trẻ 9 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ trẻ cần được ăn dặm thêm bột , cháo đặc, trái cây hoặc yaourt… khẩu phần hàng ngày của trẻ nên bao gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Thực đơn ăn dặm của bé 9 tháng cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm có chứa các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản bao gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và chất khoáng. Nhóm chất bột đường bao gồm: Gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu…. Nhóm chất đạm bao gồm: Thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng… Nhóm vitamin và chất khoáng bao gồm tất cả các loại rau củ quả, trái cây, đặc biệt những loại rau có lá màu xanh đậm hoặc các loại trái cây họ cam quýt. Và các sản phẩm được sản xuất và chế biến từ sữa bao gồm: bơ, phô mai, yaourt…

Những lưu ý trong chế độ ăn của trẻ 9 tháng giúp trẻ có sự phát triển tốt về cân nặng cũng như các yếu tố khác:

  • Những trẻ bước sang 9 tháng tuổi khi đó trẻ đã có được 4 răng cửa và trẻ bắt đầu tập nhai, nên cha mẹ có thể cho trẻ ăn cháo nguyên hạt, hay bột ăn dặm cùng với các loại rau củ băm nhuyễn hoặc nghiền nát để trẻ có thể ăn bằng răng của mình được
  • Cha mẹ cũng nên tập cho trẻ bố các loại thực phẩm như rau, củ, trái cây… giúp trẻ khám phá mùi vị thực của loại thức ăn mà trẻ sẽ ăn đồng thời khuyến khích trẻ tập nhai giúp kích thích hệ tiêu hoá cũng như tạo cảm giác hào hứng và ngon miệng khi trẻ cùng trải nghiệm bữa ăn.
  • Ngoài việc cung cấp sản phẩm sữa cho bé thì cha mẹ cũng nên bổ sung những thực phẩm chế biến từ sữa cho trẻ như phô mai, sữa chua… giúp bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi.
  • Cha mẹ nên xây dựng chế độ ăn cho trẻ một cách phong phú và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ giúp cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt với những trẻ vẫn đang bú mẹ thì khả năng trẻ có thể thiếu hàm lượng sắt theo nhu cầu khuyến nghị, thì cha mẹ nên sử dụng một số thực phẩm có chứa hàm lượng sắt đa dạng để cung cấp vào bữa ăn dặm cho trẻ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu chất dinh dưỡng này cho sự phát triển của trẻ.
  • Khi trẻ ở độ tuổi 9 tháng thì trẻ cần được bổ sung đủ nước để tránh được các tình trạng táo bón có thể xảy ra.
  • Hơn nữa, ở thời kỳ này cha mẹ nên cho trẻ tập thói quen ngồi vào bàn ăn. Mục đích giúp cho trẻ nhận thức được việc ăn uống nghiêm túc và trẻ khi ngồi vào bàn ăn sẽ tập trung vào việc ăn uống và giúp trẻ hào hứng hơn trong việc trải nghiệm các món ăn trong thực đơn của trẻ.

Ngoài ra, trẻ 9 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/be-trai-9-thang-nang-8kg-da-dat-chuan-chua/

Thiếu kẽm: Nguyên nhân hàng đầu trẻ biếng ăn Previous post Thiếu kẽm: Nguyên nhân hàng đầu trẻ biếng ăn
Trẻ không ăn rau có tác hại gì? Next post Trẻ không ăn rau có tác hại gì?