Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có phải là suy dinh dưỡng?

Bé 9 tháng nặng 7,5 kg có phải là suy dinh dưỡng?

Cân nặng của trẻ trong năm đầu tiên sẽ thay đổi liên tục. Và trẻ 9 tháng tuổi cũng không nằm ngoài tiêu quy luật này. Cha mẹ hầu như đều rất quan tâm đến cân nặng của trẻ trong thời kỳ này. “Bé 9 tháng nặng 7.5kg có phải là suy dinh dưỡng không?”, câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Những thay đổi khi bé được 9 tháng tuổi

Trước khi trả lời câu hỏi “Bé 9 tháng nặng 7.5kg có phải là suy dinh dưỡng không?” bậc phụ huynh cần biết trẻ 9 tháng tuổi có những thay đổi gì?. Qua đó, mới hiểu sự phát triển của trẻ đã thực sự tốt hay chưa?

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển riêng, sự thay đổi của bé 9 tháng tuổi còn tùy thuộc theo giới tính. Trẻ ở giai đoạn này đều biết tự chơi, biết cầm nắm đồ vật, biết vẫy tay chào tạm biệt, biết nói a a a…. Đây cũng là một cách trẻ thể hiện thể hiện cảm xúc bằng âm thanh, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Cha mẹ có thể thấy trẻ bò khắp nơi trong nhà những các hành động của trẻ vẫn còn vụng về chưa hoàn toàn linh hoạt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không quá lo lắng quá vì thời gian để trẻ phát triển có thể kéo ở từng trẻ.

2. Cân nặng của trẻ 9 tháng tuổi

Những người lần đầu được làm cha làm mẹ thường có rất nhiều thắc mắc về sự phát triển của trẻ. Điều đó cũng không nằm ngoài vấn đề bé 9 tháng nặng bao nhiêu bé 9 tháng nặng 7.5 kg có đạt tiêu chuẩn hay không? Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bé trai 9 tháng có cân nặng trung bình trong khoảng từ 8.1 đến 10 kg, và bé gái 9 tháng có cân nặng trung bình trong khoảng 7.3 – 9.3 kg.

Dựa vào thông số của Tổ chức Y tế thế giới khi trẻ 9 tháng mà có cân nặng 7.5kg thì cần phân định rõ giới tính của trẻ để có thể đưa ra được luận cụ thể theo tiêu chuẩn này.


cân nặng trẻ 9 tháng
“Bé 9 tháng nặng bao nhiêu” là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm

Muốn trẻ đạt được cân nặng theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới cần duy trì chế độ ăn khoa học để trẻ có thể tiếp tục phát triển khoẻ mạnh. Ở giai đoạn này bà mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú nhiều không nên ép uống sữa công thức nếu trẻ không thích. Mỗi bữa ăn của trẻ 9 tháng cha mẹ cần cố gắng đáp ứng đầu nguồn dinh dưỡng cho trẻ và được cung cấp thông qua bốn nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm – thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn ếch… nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể; nhóm thực phẩm giàu chất béo – dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai… giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể bé có làn da tốt, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt, và phát triển tế bào não và hệ thần kinh; nhóm thực phẩm giàu chất bột đường – bột, gạo, bún, mì, bánh phở… giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho trẻ; nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng – rau xanh, quả chín… giúp cung cấp vitamin và chất khoáng nhằm điều hoà các hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón.

Các bé 9 tháng tuổi nên được khuyên sử dụng các loại thức ăn đặc và thô hơn. Vì ở giai đoạn này bé đã mọc răng và để hình thành thói quen cũng như kỹ năng nhai và nuốt của trẻ dược thành thạo. Vì thế, cha mẹ nên chuẩn bị thức ăn thô cho bé để bé có thể luyện tập được nhiều hơn.

Nếu cân nặng của trẻ vượt quá mức so với các tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới thì mẹ cũng cần thực hiện một số nội dung:

  • Nếu thấy trẻ có cân nặng cao hơn so với bình thường, cha mẹ cần chú ý có thể trẻ có nguy cơ bị béo phì và cần đưa trẻ đi bác sĩ để khám sức khỏe cũng như đánh giá cách nuôi dưỡng trẻ. Hơn nữa, bác sĩ sẽ hướng dẫn phục hồi dinh dưỡng cho trẻ.
  • Chế độ ăn của trẻ lúc này cũng được cân nhắc kỹ và cần được hạn chế những thành phần có thể gây nên năng lượng dư thừa. Tuy nhiên, trẻ ở giai đoạn này đang phát triển nhanh về trí não nên cũng cần khá nhiều chất béo. Vì vậy, cha mẹ cần được bác sĩ tư vấn cụ thể cho việc sử dụng những thực phẩm có khả năng cung cấp năng lượng cao. Hơn nữa trẻ vẫn cần được cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng khác như đạm, canxi, vi chất để hoàn thiện sự phát triển hệ miễn dịch…

Nếu cân nặng của trẻ dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có phương án cải thiện: Trẻ 9 tháng tuổi tăng cân chậm, có thể cha mẹ chưa vội lo lắng. Bởi vì mỗi trẻ có sự tăng trưởng khác nhau. Có thể giai đoạn của trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ khác. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này kéo dài có thể sẽ báo hiệu tình trạng dinh dưỡng không tốt của trẻ. Có thể trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng – tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cũng như vi chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sự phát triển của trẻ. Với những trẻ có mức cân dưới chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới cần được cha mẹ đưa đi khám dinh dưỡng để kiểm tra và đánh giá tình trạng của trẻ.


dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng
Các bé 9 tháng tuổi được khuyên sử dụng các loại thức ăn đặc và thô hơn

3. Một số cách cha mẹ cần thực hiện khi con bị suy dinh dưỡng

Khi bé có nguy cơ suy dinh dưỡng cha mẹ có thể thực hiện một số cách sau:

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý: Cha mẹ cần đảm bảo bữa ăn của trẻ được đa dạng các loại thực phẩm trong đó nhóm dầu mỡ bắt buộc phải có. Thêm vào đó, cần sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa … Và cần phải tăng đậm độ năng lượng cũng như hoá lỏng bữa ăn bổ sung của trẻ bằng cách bổ sung thêm dầu mỡ, giá đỗ,…

Bổ sung cho trẻ vi chất dinh dưỡng ở liều dự phòng để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, nhằm cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường các loại quả tươi giàu vitamin, các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm cua… vào bữa ăn của trẻ. Ngoài việc, có tác dụng tăng trưởng chiều cao của trẻ thì các vi chất dinh dưỡng còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch đặc biệt đối với trẻ suy dinh dưỡng. Đây thuộc vấn đề chính trong việc chăm sóc trẻ 9 tháng tuổi và bao gồm cả những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Một số thực đơn chế độ ăn cho trẻ:

  • Cháo phô mai: Sử dụng một bát cháo nhỏ và bổ sung 5g phô mai được cắt nhỏ thành từng miếng cho vào cháo. Sau đó đun sôi và cho trẻ sử dụng. Món ăn này không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa mà còn có hương vị thơm ngon giúp trẻ hứng thú với món ăn hơn.
  • Cháo thịt bò: Thịt bò có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khá phong phú. Và cháo thịt bò cũng thuộc nhóm món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Cha mẹ có thể sử dụng 20 gam thịt thăn bò, 1⁄8 của khoai tây, một cốc nước thịt bò 1⁄4 bát gạo. Sau khi sơ chế xong thì nấu thành cháo cho trẻ ăn.
  • Thịt xay sốt cà: Cha mẹ có thể sử dụng 20 gam cà rốt, 10 gam thịt bò xay, 1⁄2 quả trứng gà, hành gừng và dầu thực vật. Cà rốt được rửa sạch, sau đó cho dầu thực vật vào chả xào chín cà rốt rồi băm nhỏ. Trộn thịt bò xay với một ít dầu thực vật, hành gừng, trứng, muối và bột sau đó mang đi hấp.

Việc chăm sóc và theo dõi sự tăng trưởng của trẻ đặc biệt trong năm đầu tiên của cuộc đời khá quan trọng. Cha mẹ nên dành thời gian quan tâm và tìm hiểu để có thể nuôi dưỡng trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/be-9-thang-nang-75-kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/

Ăn Gluten sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac đối với một số trẻ em Previous post Ăn Gluten sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh Celiac đối với một số trẻ em
Trẻ thiếu vitamin C gây ảnh hưởng gì? Next post Trẻ thiếu vitamin C gây ảnh hưởng gì?