Bé 21 tháng nặng 10kg, có phải suy dinh dưỡng?

Bé 21 tháng nặng 10kg, có phải suy dinh dưỡng?

Nhiều bố mẹ lo lắng bé 21 tháng nặng 10 kg là suy dinh dưỡng? Đón đọc bài viết này để tìm kiếm câu trả lời nhé.

1. Bé 21 tháng nặng bao nhiêu kg?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ gái 21 tháng tuổi có cân nặng trung bình 10,9 kg. Những bé trai cùng độ tuổi có cân nặng trung bình là 11,5 kg. Giá trị trung bình nằm ở đường bách phân vị thứ 50, nghĩa là có 50% số trẻ 21 tháng tuổi có cân nặng thấp hơn và 50% còn lại có cân nặng cao hơn giá trị trung bình.

Như vậy, một đứa bé 21 tháng nặng 10 kg không đạt mức cân nặng trung bình. Tuy nhiên, với cân nặng ở mức này, trẻ không được đánh giá là suy dinh dưỡng. Những trẻ suy dinh dưỡng thường có cân nặng thấp hơn đường bách phân vị thứ 5, tương ứng với 9,5 kg ở trẻ trai và 9 kg ở trẻ gái. Đánh giá một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng còn cần phối hợp nhiều yếu tố khác, ngoài cân nặng đơn thuần.


Trẻ 4 tháng tuổi tăng cân ít phải làm sao?
Bé 21 tháng nặng 10 kg là không đạt mức cân nặng trung bình

2. Các cột mốc phát triển của trẻ 21 tháng tuổi

Một số cột mốc phát triển khác của những đứa trẻ 21 tháng tuổi bao gồm:

  • Vận động. Hầu hết trẻ 21 tháng tuổi có thể chạy, ngồi xổm và ném bóng bằng tay. Chúng cũng có thể làm theo những động tác phức tạp hơn, cần sự phối hợp của nhiều bước.
  • Ngôn ngữ. Trẻ 21 tháng tuổi có thể biết được khoảng 50 từ trở lên và có thể ghép hai từ lại với nhau để tạo thành một cụm từ.
  • Mọc răng. Chiếc răng hàm thứ hai ở hàm dưới của trẻ có thể đang mọc, gây ra một số khó chịu khi mọc răng
  • Thói quen đi vệ sinh. Mặc dù các chuyên gia khuyên rằng trẻ từ 27 đến 32 tháng tuổi mới có thể tự ngồi bô khi đi vệ sinh nhưng bố mẹ có thể tập cho trẻ làm quen ngay từ lứa tuổi này. Một số trẻ 21 tháng tuổi đã có các dấu hiệu sẵn sàng tập ngồi bô nhưng hãy cẩn thận và đừng gây áp lực cho trẻ.

3. Một số các loại thức ăn giúp trẻ tăng cân

  • Các sản phẩm từ sữa: nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa như sữa chua vào chế độ ăn của trẻ sau một tuổi. Sữa chua cung cấp chất béo và calo bổ dưỡng giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch và giúp chữa các bệnh về dạ dày. Bố mẹ có thể sử dụng sữa chua để làm sinh tố hoặc ăn kèm với nhiều loại trái cây để kích thích vị giác của trẻ. Sữa đóng hộp, bơ, pho mát, v.v., cũng là sự lựa chọn hợp lý cho trẻ sau 21 tháng tuổi. Bơ và pho mát làm cho thức ăn trở nên thú vị đối với trẻ mới biết đi và lượng chất béo cần thiết để tăng cân lành mạnh. Thêm một ít bơ hoặc một lát pho mát để tăng hương vị cho các món ăn. Trẻ 21 tháng tuổi nên được cho uống ít nhất 2 ly sữa mỗi ngày. Sữa có thể được làm mới bằng cách thêm trái cây khô hoặc hạt ngũ cốc. Ăn quá nhiều hoặc quá ít các sản phẩm từ sữa phải được cân nhắc, vì quá nhiều hoặc quá ít đều có thể không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ không dung nạp lactose hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ nhi khoa.

sữa giúp trẻ tăng cân
Bổ sung các sản phẩm từ sữa giúp trẻ 21 tháng tuổi tăng cân và phát triển khỏe mạnh
  • Trứng: đây là nguồn protein dồi dào này nên được giới thiệu cho bé 21 tháng tuổi để tăng cân. Trứng rất giàu chất béo bão hòa, protein, vitamin và khoáng chất; bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon với trứng. Cần chú ý kiểm tra dị ứng và mua trứng trang trại chất lượng tốt, có trứng sạch để tránh các vấn đề về sức khỏe.
  • Trái cây và các loại hạt khô: Hạnh nhân, quả óc chó, quả mơ, hạt điều, nho khô và các loại hạt như vừng, bí đỏ, hạt lanh, … có tác dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ tăng cân. Chúng có thể được thêm vào thức ăn theo nhiều cách thú vị. Xay nhuyễn các loại hạt và thêm vào sữa của con bạn hoặc rắc bột lên trên ngũ cốc. Bơ đậu phộng hoặc sữa hạnh nhân là những món ngon yêu thích của nhiều trẻ. Sữa hạnh nhân là sự thay thế lý tưởng cho những trẻ không thể uống sữa bò do dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose.
  • Quả bơ: Là một nguồn giàu vitamin B6, E, C, K, folate, đồng, chất xơ và axit pantothenic, và cũng có tỷ lệ chất béo cao, bơ là một nguyên liệu thường được thêm vào các món ăn. Bạn thậm chí có thể làm sữa hoặc sinh tố bơ bổ dưỡng cho trẻ.
  • Gà: Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa, dễ mua và giá cả phải chăng. Thịt gà hỗ trợ hình thành hệ cơ bắp và do đó, trẻ có thể tăng cân khỏe mạnh. Thịt gà là một lựa chọn để đa dạng hóa các món ăn có trong thực đơn
  • Trái cây và rau: Giàu đường tự nhiên, vitamin thiết yếu và khoáng chất xây dựng hệ miễn dịch, trái cây và các loại rau nhiệt đới là những thực phẩm bắt buộc phải có trong khẩu phần ăn của mọi đứa trẻ. Các loại trái cây như đu đủ, xoài và dứa là sự lựa chọn hợp lý cho trẻ. Cho rau củ hấp vào một ít bơ hoặc trộn cùng một món salad trái cây đầy màu sắc để con bạn ăn vào giờ ăn dặm
  • Chuối: Loại trái cây này rất giàu kali, Vitamin C, Vitamin B6 và carbohydrate. Nó cũng chứa nhiều calo, điều làm chuối trở thành một thực phẩm tuyệt vời cho bé ăn để tăng cân. Nghiền chuối và cho chúng vào sinh tố hoặc sữa để kích thích vị giác của trẻ.

Khoai lang: Khoai lang rất dễ luộc và tán nhuyễn. Chúng rất ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Khoai lang rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B6, đồng, phốt pho, kali và mangan – những chất dinh dưỡng tốt nhất để giúp trẻ tăng cân.

Trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài, kém hấp thu, chậm phát triển. Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B … giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/be-21-thang-nang-10kg-co-phai-suy-dinh-duong/

Vai trò của kẽm đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ Previous post Vai trò của kẽm đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ
Cách chế biến thức ăn cho bé từ 6 tháng – 3 tuổi Next post Cách chế biến thức ăn cho bé từ 6 tháng – 3 tuổi