Sau khi ăn sáng bị đau thắt vùng bụng trái nhưng khi đại tiện xong thì cơn đau giảm dần có phải mắc bệnh đại tràng?

Sau khi ăn sáng bị đau thắt vùng bụng trái nhưng khi đại tiện xong thì cơn đau giảm dần có phải mắc bệnh đại tràng?

Hỏi

Chào bác sĩ! Buổi sáng sau khi ăn xong cháu hay bị đau thắt vùng bụng trái nhưng sau khi đi đại tiện thì cơn đau giảm dần và hết hẳn nên cháu rất lo lắng. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi sau khi ăn sáng bị đau thắt vùng bụng trái nhưng khi đại tiện xong thì cơn đau giảm dần có phải mắc bệnh đại tràng hay không? Và cháu có cần đi nội soi đại tràng không? Mong bác sĩ tư vấn và giải đáp. Cháu xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào cháu! Buổi sáng sau khi ăn xong cháu hay bị đau thắt vùng bụng trái nhưng sau khi đi đại tiện thì cơn đau giảm dần và hết hẳn, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể liên quan đến bệnh đại tràng. Trước tiên cháu nên có chế độ ăn hợp lý như tránh thức ăn sinh nhiều hơi và những chất kích thích như rượu bia, cafe, gia vị, các đồ uống có ga… Không ăn thức ăn để lâu, bảo quản không tốt, không ăn gỏi hoặc đồ ăn sống…

Nếu vẫn không cải thiện thì cháu nên đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Suckhoe248 để khám chuyên khoa Tiêu hóa. Các bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh và có thể chỉ định cháu thực hiện nội soi đại tràng nếu cần thiết

Cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi “sau khi ăn sáng bị đau thắt vùng bụng trái nhưng khi đại tiện xong thì cơn đau giảm dần có phải mắc bệnh đại tràng?” đến Vinmec. Chúc cháu luôn khỏe mạnh. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang – Bác sĩ Nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng


Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/tu-van-bac-si/sau-khi-sang-bi-dau-vung-bung-trai-nhung-khi-dai-tien-xong-thi-con-dau-giam-dan-co-phai-mac-benh-dai-trang/

Căng chướng bụng có phải do vấn đề tiêu hóa? Previous post Căng chướng bụng có phải do vấn đề tiêu hóa?
Phương pháp điều trị sỏi đường mật khi có tiền sử bệnh tiểu đường? Next post Phương pháp điều trị sỏi đường mật khi có tiền sử bệnh tiểu đường?