Thoái hóa cổ xương đùi ở người già điều trị như thế nào?

Thoái hóa cổ xương đùi ở người già điều trị như thế nào?


Hỏi

Chào bác sĩ,

Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, bị bệnh tiểu đường, đau dạ dày. Mẹ bị thoái hóa cổ xương đùi giờ không còn đi đứng được nữa. Bác sĩ cho tôi hỏi, thoái hóa cổ xương đùi ở người già điều trị như thế nào? Có thay cổ xương đùi được không? Nếu thay thì bao lâu bà có thể tự đi đứng được?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha – Bác sĩ Ngoại chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Thoái hóa cổ xương đùi ở người già điều trị như thế nào? ”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bệnh nhân 65 tuổi thoái hóa cổ xương đùi không đi lại được sẽ có chỉ định thay khớp háng. Phẫu thuật thay khớp háng ít gây tổn hại đến phần mềm xung quanh khớp, thời gian mổ được rút ngắn, bộc lộ chính xác phần khớp cần thay thế, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm thời gian nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ, khớp sau thay vững, tạo điều kiện để luyện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân có khả năng sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Tuổi thọ của khớp háng nhân tạo trong những năm gần đây là khá cao, thậm chí có đến 80% bệnh nhân sau mổ thay khớp háng đạt thời gian đến 20 năm. Về vấn đề bệnh kèm dạ dày và tiểu đường, bạn nên cho mẹ đi khám để bác sĩ cân đối điều trị và quyết định thời điểm phẫu thuật thích hợp nhất.

Trân trọng!

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/tu-van-bac-si/thoai-hoa-co-xuong-dui-o-nguoi-gia-dieu-tri-nhu-nao/

Đau và sưng phù mắt cá chân nên điều trị thế nào? Previous post Đau và sưng phù mắt cá chân nên điều trị thế nào?
Kết quả chụp X quang cột sống bất thường có nguy cơ mắc bệnh gì? Next post Kết quả chụp X quang cột sống bất thường có nguy cơ mắc bệnh gì?