Chỉ định xét nghiệm máu và X-Quang trên bệnh nhân chấn thương xương đùi có ý nghĩa gì?

Chỉ định xét nghiệm máu và X-Quang trên bệnh nhân chấn thương xương đùi có ý nghĩa gì?

Hỏi

Chào bác sĩ! Trường hợp bệnh nhân nữ, 61 tuổi có tiền sử khỏe mạnh, bị tai nạn giao thông ngã đập vùng đùi trái xuống nền cứng. Sau tai nạn bệnh nhân đau nhiều kèm biến dạng và vào viện. Bác sĩ trong bệnh viện chỉ định cận lâm sàng: xét nghiệm HC, Hb, Ure, Cre, GOT, GPT, glucose máu, X quang. Đặc biệt là xét nghiệm GOT, GPT và Glucose máu. Vậy bác sĩ cho em hỏi: chỉ định xét nghiệm máu và X-Quang trên bệnh nhân chấn thương xương đùi có ý nghĩa gì? Em xin cảm ơn.

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn!

HGB (Hemoglobin) hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị thông thường ở nam là 130 đến 160 g/L; ở nữ là 125 đến 142 g/L (thay đổi theo lứa tuổi).

  • Chỉ số HGB tăng trong mất nước, bệnh tim mạch, bỏng…; giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết…
  • RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 – 5.4 T/L ở nam và 4.0 – 4.9 T/L ở nữ. Chỉ số này tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước; giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…
  • Glucose (đường huyết) giúp xác định nồng độ đường trong máu để chẩn đoán và theo dõi điều trị trong bệnh tiểu đường.
  • SGPT và SGOT là những enzym được giải phóng khi có tổn thương tế bào gan.
  • Creatinin, Ure: Xét nghiệm chức năng thận

Khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và X-Quang trên bệnh nhân chấn thương xương đùi (các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: Công thức máu, sinh hóa máu, chức năng gan, chức năng thận, đường máu,…) giúp đánh giá tổng thể tình trạng bệnh nhân có mất máu không, có các bệnh lý kèm theo không hay chấn thương vùng đùi có ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan này hay không …. Các chỉ định trên giúp ích cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sỹ chính xác và kịp thời.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Suckhoe248. Trân trọng!

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Huyền Trang – Bác sĩ xét nghiệm – Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City


Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/tu-van-bac-si/chi-dinh-xet-nghiem-mau-va-x-quang-tren-benh-nhan-chan-thuong-xuong-dui-co-y-nghia-gi/

Đau khớp háng hai bên có nên tập các bài tập khớp háng không? Previous post Đau khớp háng hai bên có nên tập các bài tập khớp háng không?
Tập đi không nạng sau gãy xương bị sưng chân nên làm gì? Next post Tập đi không nạng sau gãy xương bị sưng chân nên làm gì?