Trẻ bị chốc lây ngoài da: Phải làm sao?

Trẻ bị chốc lây ngoài da: Phải làm sao?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chốc lở (hay chốc lây) ngoài da là căn bệnh do liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng gây ra. Những tổn thương do chốc lở có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể, hoặc từ trẻ bị bệnh sang trẻ không bị bệnh nếu có tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương. Chính vì thế căn bệnh này cần phải được điều trị sớm, đúng phương pháp. Vậy cách chữa chốc lở ở trẻ em như thế nào?

1. Biến chứng khi bị chốc lở ngoài da ở trẻ

Ban đầu, những tổn thương ngoài da do bệnh chốc lở ở trẻ chỉ là những những ban sẩn nhỏ giống như muỗi đốt rồi sau đó hóa bóng nước, có mủ và vỡ ra thành những tổn thương lan rộng. Bệnh khi không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng thành:


Nhiễm trùng huyết
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết

2. Chẩn đoán bệnh chốc lở ở trẻ em

Việc chẩn đoán bệnh chốc lở ở trẻ chủ yếu dựa vào các đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm như nuôi cấy vi khuẩn, nhuộm soi, công thức bạch cầu, mô bệnh học…

3. Cách chữa chốc lở ở trẻ em

Cách chữa chốc lở ở trẻ cũng khá đơn giản, tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng quy trình và phương pháp thì mới giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu và nhanh chóng khỏi bệnh.

Trước tiên, khi phát hiện trẻ bị chốc lở ngoài da thì cần phải vệ sinh tổn thương và nhẹ nhàng loại bỏ vảy tiết, sau đó dùng thuốc sát trùng hoặc mỡ kháng sinh để bôi tại chỗ chốc lở, tiếp đến là che phủ vùng da bị tổn thương để ngăn ngừa chốc ở lan rộng.

Tốt nhất, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp với độ tuổi và mức độ chốc lở ở trẻ, tránh trường hợp không biết bệnh chốc lở dùng thuốc gì mà vẫn cho trẻ tự điều trị tại nhà.

Thông thường, trong trường hợp nhẹ hoặc trẻ chỉ bị tổn thương khu trú thì bác sĩ sẽ làm sạch tổn thương bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000 hay NaCl 0, 9% hay thuốc tím 1/10.000, sau đó dùng mỡ hoặc kem kháng sinh để bôi lên tổn thương ngày 2 lần.

Trường hợp tổn thương chốc lở ở trẻ lan rộng hoặc lâu ngày không khỏi và có nguy cơ biến chứng thành viêm cầu thận cấp thì phải cho trẻ dùng kháng sinh toàn thân, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi của trẻ để chỉ định liều dùng phù hợp.


Thuốc mỡ
Dùng thuốc sát trùng hoặc mỡ kháng sinh để bôi tại chỗ chốc lở

4. Phòng ngừa chốc lở tái phát ở trẻ

Chốc lở ngoài da là căn bệnh rất dễ tái phát, mặc dù không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra những đau đớn nhất định cho trẻ. Chính vì thế, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách:

  • Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, dùng sữa tắm diệt khuẩn;
  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát vào mùa hè;
  • Vệ sinh nhà cửa và khu vui chơi của trẻ sạch sẽ;
  • Nếu trẻ đang bị bệnh thì tránh tiếp xúc với người khác, nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi vảy tiết đã khô;
  • Dùng khăn mặt riêng cho trẻ;
  • Giữ mũi trẻ sạch sẽ khi trẻ bị cảm.

Ngoài ra, ngay khi phát hiện tổn thương xuất hiện trên da của trẻ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay để được điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Nguyễn Minh Tuấn đã có trên 27 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa. Bác sĩ nguyên là Phó khoa Nhi Tổng hợp – Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng trước khi là Bác sĩ Nhi tại khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng như hiện nay

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-bi-choc-lay-ngoai-da-phai-lam-sao/

Men vi sinh khác gì men tiêu hóa? Previous post Men vi sinh khác gì men tiêu hóa?
Điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh Next post Điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh