Hướng dẫn tìm dấu hiệu rút lõm ngực ở trẻ bị ho, viêm phổi

Hướng dẫn tìm dấu hiệu rút lõm ngực ở trẻ bị ho, viêm phổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Vũ Văn Soát – Trưởng Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác đã có trên 34 năm kinh nghiệm trong ngành Nhi khoa và Hồi sức cấp cứu. Với thế mạnh trong thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức Nhi và sơ sinh, bác sĩ từng cấp cứu hồi sức nuôi dưỡng hơn 1000 ca trẻ đẻ non và hơn 1000 ca các bệnh ở trẻ sơ sinh như: vàng da sơ sinh nặng, suy hô hấp sơ sinh.

Nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể tiến triển nặng trở thành viêm phổi, đặc biệt là khi xuất hiện những cơn thở rút lõm ngực. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, biểu hiện của suy hô hấp, cần được can thiệp càng sớm càng tốt.

1. Dấu hiệu thở rút lõm lồng ngực ở trẻ

Thông thường, khi trẻ hít vào, không khí đi vào phổi sẽ làm lồng ngực căng lên và phồng ra. Dấu hiệu trẻ thở rút lõm ngực là khi trẻ hít vào thấy phần dưới lồng ngực (vị trí tiếp giáp giữa bụng với ngực) bị lõm bất thường. Điều này chứng tỏ, trẻ đang bị khó thở. Dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ sẽ dễ dàng quan sát hơn khi trẻ ở trạng thái yên tĩnh. Nếu nghi ngờ trẻ bị rút lõm lồng ngực, cha mẹ nên để trẻ nằm yên, không cử động, vén áo trẻ lên, quan sát kĩ toàn bộ lồng ngực của trẻ trong vòng vài phút.

Một số trường hợp trẻ có dấu hiệu co rút ở vị trí khe liên sườn hoặc phần trên xương đòn thì đó không phải là dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, thành ngực còn non nớt nên tình trạng thấy phần ngực của trẻ bị lõm lại khi thở là biểu hiện bình thường. Nếu thấy lồng ngực lõm sâu, kèm theo các biểu hiện bất thường, khó thở ở trẻ thì mới xác định đó là rút lõm lồng ngực ở trẻ bị viêm phổi hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh lõm lồng ngực bẩm sinh.

2. Phải làm gì khi trẻ ho, viêm phổi có dấu hiệu rút lõm ngực


Hướng dẫn tìm dấu hiệu rút lõm ngực ở trẻ bị ho, viêm phổi
Phải làm gì khi trẻ ho, viêm phổi có dấu hiệu rút lõm ngực

Dấu hiệu rút lõm ngực là hiện tượng cảnh báo tình trạng viêm phổi nặng ở trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi trẻ có một trong số những dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: trẻ rút lõm ngực kèm bỏ bú, bú ít, trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, trẻ sốt co giật, tiếng thở khò khè
  • Với trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi: trẻ bỏ ăn, ngủ li bì, khó đánh thức, tiếng thở rít.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu rút lõm ngực, khó thở, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít hoặc thở khò khè nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Không nên tự chăm sóc trẻ tại nhà hay cho trẻ uống thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu nguy cấp ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ, thậm chí là đe dọa tính mạng. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, mỗi năm có đến khoảng 4000 trẻ tử vong do viêm phổi. Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới.

Khi trẻ bị ho lâu ngày không khỏi, đặc biệt là bị viêm phổi, cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao, tuyệt đối không nên chủ quan, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Dẫn nguồn từ: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/huong-dan-tim-dau-hieu-rut-lom-nguc-o-tre-bi-ho-viem-phoi/

Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ? Previous post Trẻ em ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là đủ?
Ăn dặm tự chỉ huy là gì? Next post Ăn dặm tự chỉ huy là gì?